6 SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ THẾ GIỚI SAN HÔ

Fan coral at Phu Quoc North-East coral reef
Trong bài viết này mời các bạn cùng OnBird Phú Quốc tìm hiểu thêm một số điều ngạc nhiên, thú vị về thế giới các loài san hô. 

1. San hô là động vật

San hô thường bị nhầm với thực vật do người ta hay nhầm bộ xương bên ngoài của chúng, với nhiều nhánh, thường hay bất động. Nhưng thực ra chúng lại là động vật, san hô sống và ẩn náu bên trong các nhánh đó, chúng chỉ vươn xúc tu, miệng châm ra khỏi bộ xương (cốc san hô) của mình vào ban đêm để bắt sinh vật phù du.Các cá thể san hô nhỏ (còn gọi là polyp), có miệng và dạ dày, phát triển được bao bọc bởi các cốc san hô (corallite) sẽ phân chia để tạo thành các đàn lớn, là khối xây dựng của các rạn san hô. Là những sinh vật phát triển chậm, một san hô mới sẽ bắt đầu như một polyp và có thể phát triển và phân chia trong hàng trăm hoặc hàng nghìn năm để hình thành các quần thể lớn như một chiếc ô tô hoặc một ngôi nhà.San hô tạo rạn là họ hàng của các loài động vật như sứa và hải quỳ, được phân loại chung là “Cnidarians”. Các rạn san hô là một số cấu trúc sống lớn nhất thế giới và có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ.San hô được gọi là động vật thuộc địa vì san hô là một quần thể cấu trúc xương cứng hoặc mềm được tạo thành và kết nối bởi hàng ngàn cá thể nhỏ gọi là các mô san hô (polyp). Khi nói tới san hô thì bạn hiểu rằng nó là một tập hợp của các cá thể nhỏ giống nhau chứ không phải là 1 sinh vật đơn lẻ.

2. San hô có thể phát huỳnh quang

Hiện tượng huỳnh quang là quá trình phát xạ của nguyên tử hay phân tử được kích thích nhờ hấp thụ bức xạ điện từ, ánh sáng có bước sóng ngắn (mang năng lượng cao)
See corals in very close distance in the Coral Jungle Reef, Phu Quoc Island, Vietnam
San hô phát ra huỳnh quang sau khi hấp thụ bớt nguồn năng lượng của các tia cực tím trong ánh sáng mặt trời

 

“Một số loài san hô có thể tạo ra các sắc tố huỳnh quang một cách tự nhiên có thể xuất hiện dưới dạng một dải màu rộng. Các phân tử huỳnh quang có thể có chức năng bảo vệ để che chắn san hô khỏi tia cực tím và ánh sáng có bước sóng ngắn – mang nặng lượng mạnh.” Các tia cực tím khi gặp các sắc tố màu này sẽ bị hấp thụ làm giảm bớt năng lượng chúng mang theo, tránh khỏi việc đốt cháy san hô.Các tia cực tím hoặc ánh sáng có bước sóng ngắn mang năng lượng cao khi gặp các sắc tố màu do san hô tiết ra sẽ bị hấp thụ bớt năng lượng và chuyển hóa lại ở dạng phát thải dưới dạng các ánh sáng có bước sóng dài hơn, năng lượng yếu hơn. Ví dụ ánh sáng tím phát thải chuyển thành màu xanh lam, xanh lam chuyển qua xanh ngọc, xanh ngọc chuyển qua xanh lá, màu xanh chuyển thành màu vàng, vàng chuyển thành cam.

 

Giải quang phổ mắt người nhìn thấy
Giải quang phổ mắt người nhìn thấy

 

Trong ban ngày đặc biệt buổi trưa lượng tia cực tím rất nhiều nên đây là khung thời gian san hô phát huỳnh quang mạnh nhất, tuy nhiên không có nghĩa là bạn sẽ nhìn san hô lung linh nhất lúc này mà thay vào đó chúng ta sẽ nhìn thấy màu của san hô bị nhạt đi, kém sắc.Mời đọc thêm: Tại sao khi nhiều nắng, đặc biệt buổi trưa sẽ không nhìn được san hô nhiều màu sặc sỡ?  

3. San hô cũng bắt Sinh vật phù du và Cá nhỏ

Mỗi polyp san hô có các nang châm (vòi chích) được sử dụng như lao móc để đâm các loài thực vật và động vật rất nhỏ trôi trong nước, được gọi là sinh vật phù du. Cách thức này giống như loài sứa hoặc hải quỳ (họ hàng với san hô), san hô có các tế bào châm chích để giúp chúng bắt, làm suy yếu, tê liệt và ăn các sinh vật phù du và con mồi của cá rạn.Các tế bào san hô cũng có mối quan hệ cộng sinh hoặc cùng có lợi với tảo. Là một nguồn năng lượng khác, tảo Zoo (tảo quang hợp Zooxanthellae) nhỏ sống cộng sinh bên trong các tế bào của san hô và khai thác ánh sáng mặt trời trong suốt ban ngày để sản xuất thức ăn cho san hô thông qua quá trình quang hợp của mình.

 

Dcim103goprogopr8946.jpg
San hô quạt biển (Sea Fan) ở trạng thái các polyps vươn xúc tu ra để bắt mồi

 

San hô quạt là một ví dụ dễ thấy, khi có dòng nước chảy mạnh đi qua, các polyps san hô sẽ vươn xúc tu ra và bạn có thể nhìn thấy trên các cành có những thứ nhỏ bé chuyển động trong nước trông như những lá kim nhỏ li ti, tuy nhiên ở trạng thái nước lặng, không có dòng chảy, ít phù du, các miệng polyps thu lại các xúc tu và chỉ để lộ ra xương của chúng như các cành khô.  

4. Có hàng trăm loài san hô đủ màu sắc, hình dạng và kích cỡ

San hô rất đa dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc. San hô gò hay san hô ụ và đá tảng phát triển giống như tên gọi của chúng là những gò tròn, khổng lồ dưới đáy biển. San hô não trông giống như não người, với các hoa văn giống như mê cung đan xen trên hình dạng của chúng. Điều này sẽ được quyết định dựa vào loài san hô, cách thức sinh sản và độ sâu mà chúng sinh sống do chịu ảnh hưởng bởi lượng ánh sáng chúng tiếp nhận hàng ngày.

San hô phân nhánh có thể mọc vươn ra ngoài như cành cây hoặc tạo đỉnh phẳng như mặt bàn. Quạt biển, một loại san hô mềm không tạo ra bộ xương ngoài cứng, có những chiếc quạt phẳng khổng lồ vẫy qua lại nhẹ nhàng theo dòng nước. Bút biển hoặc roi biển trông giống như cây cối, tạo thành thứ có thể thực sự trông giống như một khu rừng dưới nước. San hô cột mọc thành cột cao, khi tập hợp thành đàn, có thể trông giống như đường chân trời của thành phố.  

 

5. San hô có thể di chuyển

Mặc dù san hô trưởng thành sẽ gần như gắn chắc xương của mình tại một vị trí tuy nhiên ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể bơi trong nước trước khi ngưng tại một vị trí, vật thể cố định nào đó để bắt đầu quá trình kết hợp với tảo quảng hợp để tiết ra hợp chất can-xi-các-bon-nát và xây dựng nên bộ xương vững chắc của mình.

Khi san hô sinh sản, chúng giải phóng tinh trùng và trứng vào trong nước. Khi trứng và tinh trùng gặp nhau và thụ tinh, chúng tạo thành ấu trùng san hô nhỏ đang bơi. Các con non có thể trôi theo các dòng hải lưu và khi tìm được nơi ở mới thích hợp, chúng sẽ bơi xuống bám vào vật thể cứng và phát triển thành một đàn san hô mới.Khác với san hô cứng, san hô mềm có khả năng di chuyển, chúng có thể tự tách chân để trôi theo dòng nước tới vị trí mới, điều này cũng gây rủi ro cho chúng vì chúng có thể bị kẹt lại trên đường di chuyển dẫn tới chết do vậy sự kiện này xảy ra cũng không quá thường xuyên. San hô mềm sinh sản bằng phương pháp rơi cành hay tách cành, cành con trôi theo nước tới vị trí mới bám vào và bắt đầu xây dựng thuộc địa mới của riêng mình.  

6. San hô hỗ trợ 25% đời sống đại dương

San hô thường được coi là loài nền tảng hoặc kiến trúc sư, hoặc kỹ sư hệ sinh thái, để xây dựng không gian vật lý cho các sinh vật biển nhỏ bé ẩn náu và phát triển trong giai đoạn mới.

Để hiểu vai trò của rạn san hô, bạn hãy tưởng tượng rằng một rạn san hô giống như một khu rừng dưới nước, một dạng cấu trúc phức tạp, đa hình thể ba chiều mọc lên từ đáy biển, trong khu rừng này, mọi ngóc ngách đều cung cấp nơi ẩn náu, nguồn dưỡng chất cho hàng triệu loài sinh vật nhỏ bé và là nơi dung dưỡng nguồn sinh vật biển khổng lồ cho đại dương bao la.

 

Large anemone gardens in South Phu Quoc Island, Vietnam
Các đàn cá con bơi trú ngụ trong rạn san hô (Ảnh: OnBird Phú Quốc)

 

7. Trải Nghiệm Khám Phá Sinh Vật Biển, San Hô Tự Nhiên Tại Phú Quốc

Trong trải nghiệm này, du khách sẽ cùng OnBird trải nghiệm chuyến thám hiểm các rạn san hô tự nhiên một cách chuyên nghiệp và an toàn nhất. Lộ trình tour được thiết kế đem lại cảm giác riêng tư, tránh các điểm đông đúc, khám phá các khu vực vùng lõi san hô tự nhiên phía Nam Đảo Phú Quốc, nơi có các điểm san hô độc đáo, ít tác động con người. Trải nghiệm lặn biển ống thở chuyên nghiệp đa cấp độ cùng OnBird truyền tải các thông điệp khám phá hệ sinh thái biển bền vững, bảo tồn cho các thế hệ sau.  Tour được thiết kế để tránh các điểm mua sắm trên bờ hoặc trên biển.

[HÀNH TRÌNH GHÉP] – KHÁM PHÁ SAN HÔ TỰ NHIÊN VÙNG LÕI NAM ĐẢO PHÚ QUỐC (Tối đa 8 – 10 khách)

[HÀNH TRÌNH GHÉP] – KHÁM PHÁ “KHU RỪNG SAN HÔ” (Tối đa 9 khách)