San Hô Nút hay còn gọi Button Polyps Coral, là một dạng san hô tảo xâm lấn cực mạnh đang gây ra những tác động tiêu cực về mặt sinh thái cho các rạn san hô tại Phú Quốc, San Hô Nút xâm chiếm dần những diện tích san hô cứng, bao phủ các vùng diện tích san hô cứng còn sống, cắt mất nguồn dinh dưỡng của san hô sống, khiến san hô bị chết đói, hoặc bao phủ các vùng san hô đã chết khiến các ấu trùng san hô mới không thể bám hoặc phát triển mới, dẫn tới tình trạng suy thoái rạn san hô tại Phú Quốc nói chung. Trong vài năm trở lại đây, dựa trên những tư liệu, hình ảnh quan sát về các rạn san hô ở Phú Quốc mà OnBird đã thực hiện khi xây dựng bộ dữ liệu san hô Phú Quốc, chúng tôi đã phát hiện ra sự thay đổi đáng kể của các rạn san hô, dưới tác động của San Hô Nút, một “sát thủ san hô” thực thụ, khiến các phần diện tích san hô Phú Quốc một khi bị chúng xâm lấn thì sẽ biến mất mãi mãi nếu không được loại bỏ và ngăn chặn.
San Hô Nút là một loại động vật với nhiều mô (polyps) thuộc họ Zoas riêng lẻ phát triển và sống trên các bề mặt đá sống hoặc đá vụn san hô. Sẽ không đáng nói nếu loài san hô này sống thân thiện trong rạn san hô với các loại san hô cứng (đóng vai trò xây rạn và phát triển diện tích rạn san hô) tuy nhiên loại san hô Nút này lại phát triển hết sức mạnh mẽ khiến các rạn san hô tại Phú Quốc đứng trước nguy cơ bị biến mất hoàn toàn. Lý do là san Hô Nút phát triển mạnh, dần phủ kín các bề mặt diện tích từ san hô chết tới san hô sống hay các bề mặt đá… khiến cho san hô cứng không có cơ hội phát triển, tái tạo lại. Đặc biệt san hô Núi cũng “nuốt” chửng san hô sống, ngăn loại tạo zooxanthellae cộng sinh trong mô san hô không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khiến chúng không thể thực hiện quang hợp và tạo ra các dưỡng chất đường, lipid (chất béo) và oxy cho san hô sử dụng cho quá trình hô hấp tế bào, khiến san hô rơi vào tình trạng chết đói.
SAN HÔ CỨNG KHÔNG THỂ TÁI SINH SẢN
San hô Nút một loại san hô có hại hiện đang xâm lấn và khiến rạn san hô ở Phú Quốc bị đe dọa mà không có cơ hội phục hồi khi mà chúng sẽ xâm lấn dần rồi phủ kín bất kỳ bề mặt vật thể nào trong nước, kể cả những khu vực san hô đã bị gãy hay hư hại, hay những khu vực san hô chết đáng là sẽ trở thành bề mặt mới cho các ấu trùng san hô mới bám vào và phát triển. Một khi san hô Nút đã chiếm được diện tích nào thì hầu như không có cơ hội cho san hô cứng sinh sản phát triển trở lại trên bề mặt diện tích đó nữa.
Nhiều rạn san hô của Phú Quốc hiện đang ở trong tình trạng rất nghiêm trọng do không gian để phục hồi, sinh sản đang bị chiếm mất bởi san hô Nút ví dụ tại các rạn san hô tại Hòn Dăm Ngang, Mây Rút, Móng Tay, Hòn Xưởng… một vùng diện tích khoảng 20% đang bị san hô Nút chiếm lấy và bao phủ, chúng bao phủ mọi bề mặt của các vật thể dưới nước gồm cả san hô sống, từ đó ngăn chặn cơ hội cho các ấu trùng san hô mới phát triển trên các bề mặt này do vậy những diện tích san hô đó sẽ mất đi mãi mãi nếu không loại bỏ kẻ xâm hại san hô này.
Rescuing Coral in Phu Quoc from the Invasive & Harmful Corals
Để bảo vệ các khu vực san hô cứng ở Phú Quốc hiện đang bị đe dọa bởi sự gia tăng của san hô Button Polyps, đội ngũ OnBird có tiến hành các hoạt động loại bỏ san hô xâm lấn hoặc có hại khỏi các rạn san hô ở Đảo Phú Quốc. “Những chiến binh dưới nước của OnBird” được trang bị các thiết bị phù hợp (áo lặn, găng tay và dao) để loại bỏ các loài san hô có hại này khỏi các cụm san hô sống và các khu vực san hô chết hướng tới các rạn san hô mới có thể bám vào và phát triển. Hoạt động vệ sinh rạn san hô này là hoạt động thường xuyên vì chúng tôi thực hiện trong hầu hết các chuyến lặn biển nếu điều kiện nước thuận lợi.
Các loài san hô thuộc họ Zoanthid như San Hô Nút này (ví dụ: các loài Palythoa và các loài Zoanthus) có thể chứa một chất có độc tính cao, xuất hiện tự nhiên và có khả năng gây chết người được gọi là Palytoxin do vậy lưu ý không sờ, chạm hoặc tự ý loại bỏ san hô không đúng cách có thể gây phát tán độc ra trong nước.
[REEF BUILDER] The Working Snorkeling Trip: Rebuild Coral Reef (Max 8-9 PAX)