NHỮNG HIỂU LẦM VỀ LẶN BIỂN NGẮM SAN HÔ CỦA 99% DU KHÁCH

Dive into the giant barrel sponge in North-east Coral Reef, Phu Quoc Island, Vietnam

1. Đi lặn biển ngắm san hô lúc nào cũng được

Đây là một trong những lầm tưởng phổ biến của nhiều du khách, các công ty lặn biển hay các công ty tour lặn nghiệp dư luôn đưa ra các chương trình lặn biển, du lịch đảo khởi hành theo một khung giờ cố định trong ngày vào, đa phần buổi sáng, du khách chỉ cần mua vé và tham gia.

Tuy nhiên, một điều du khách không biết đó là điều kiện nước biển (độ sóng, mức thủy triều, dòng chảy, độ trong…) thay đổi liên tục trong một ngày, hàng giờ, nếu đi lệch ngày hay khung giờ thì có thể không tới được điểm lặn ngắm san hô đẹp, hoặc biển động, độ trong kém không mang lại trải nghiệm tốt.

OnBird Phú Quốc là công ty đầu tiên tại Việt Nam và khu vực châu Á xây dựng các trải nghiệm biển dựa trên điều kiện nước theo từng ngày, OnBird việc xây dựng được bộ dữ liệu điều kiện thủy văn và mô hình dự báo điều kiện nước biển nâng cao tại Phú Quốc, Việt Nam. Từ đó đưa ra các dự báo về điệu kiện nước trước 5-8 ngày với độ chính xác lên tới 95% để tư vấn khách hàng lựa chọn khung giờ trải nghiệm, điểm rạn san hô an toàn và thích hợp, đồng thời tăng tính minh bạch trong đảm bảo lợi ích khách hàng khi dự báo chính xác các diễn biến điều kiện nước để tối ưu trải nghiệm lặn ngắm san hô.

 

2. Lặn càng sâu, càng nhìn được nhiều san hô và càng đẹp

I lost in the "Coral City" in the North-east Coral Reef, Phu Quoc Island, Vietnam
Lạc vào thành phố san hô Phú Quốc. Ảnh chụp: Onbird Phú Quốc (North-east Coral Reef: Rạn san hô Đông Bắc, Phú Quốc)

Điều này là hoàn toàn không chính xác, san hô gồm 2 loại là san hô mềm và san hô cứng. San hô cứng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành rạn san hô, tạo nơi cư trú cho các loài sinh vật biển, san hô cứng khá ưa ánh sáng, dựa đến 80-90% vào ánh sáng mặt trời để thu nhận dinh dưỡng. Do vậy phụ thuộc vào độ trong của nước cũng như địa hình bên dưới mặt nước của rạn san hô mà san hô cứng có xu hướng phát triển mạnh mẽ thành các tập đoàn san hô với diện tích hàng trăm, ngàn mét vuông trong vùng nước nông từ 0.5 – 6m (đặc biệt trong khoảng 0.5 – 3m, xuống càng sâu, ánh sáng suy giảm, san hô càng có ít dưỡng chất để phát triển. Do vậy xuống càng sâu càng ít san hô cứng đặc biệt những vùng nước tối.

Ngược lại, đa số các loại san hô mềm lại không quá ưa ánh sáng, nguồn dinh dưỡng của chúng đến chủ yếu vào việc bắt mồi trong nước, những khu vực nước hay có dòng chảy thì nguồn thức ăn cho san hô mềm được liên tục cung cấp do vậy san hô mềm đặc biệt phát triển tại những vũng nước tối (ánh sáng từ trung bình tới yếu) và hay có các dòng nước chảy. Tuy nhiên càng xuống sâu thiếu ánh sáng san hô mềm cũng khó phát triển.

Do vậy lặn càng sâu bạn sẽ có cơ hội ngắm 1 số loại san hô mềm nhất định (phải đúng vị trí) những sẽ không có nhiều san hô để ngắm như khu vực nước nông. Do vậy không phải lặn sâu hay lặn bình khí (độ sâu 5 m – 40m) (Scuba Diving) là sẽ nhìn được nhiều san hô hơn lặn ống thở (0.5 – 8m) (Snorkeling)

 

3. Càng nhiều ánh sáng mặt trời thì lặn ngắm san hô càng đẹp

Ánh sáng mặt trời giúp cho quá trình quang hợp của tảo Zooxanthalle sống cộng sinh trong các mô san hô, tạo ra các sản phẩm sau quá trình quang hợp là oxygen, chất béo…chiếm 90% dưỡng chất cho san hô để sinh sống và phát triển. Nhưng không có nghĩa càng nhiều ánh sáng mặt trời thì ngắm san hô càng đẹp.

 

4. Lặn bình khí (scuba diving) sẽ nhìn được nhiều san hô hơn lặn ống thở (snorkeling)

  1. Thiết bị lặn không quá quan trọng, chỉ cần bơi tốt là được
  2. Đi lặn biển mặc gì cũng được hoặc cởi trần
  3. Tôi cũng có thể tự đi, chỉ cần thuê tàu là người ta chở tới
  4. Đi tour đảo để ngắm san hô
  5. Đi bộ dưới biển để ngắm công viên san hô

 

OnBird Phú Quốc (Trải Nghiệm và Bảo Tồn) là đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng yếu tố khoa học (điệu kiện nước biển) trong việc tổ chức các hoạt động lặn biển khám phá san hô.