PHÚ QUỐC XƯA TRONG CHUYẾN THÁM HIỂM 1879

Phu Quoc Old Map 1907

Phú Quốc xưa, trích đoạn mô tả các khu vực Cửa Cạn, Hàm Ninh và Dương Đông, thuộc đảo Phú Quốc trong cuốn sách Dans le Golfe de Siam xuất bản năm 1907 của Pierre Rev và tham khảo bài viết  “Anchorages on the Island of Phu-Quoc” của tác giả J Renoud, 1879-1880.

Phú-Quốc là một hòn đảo rộng lớn, hoang sơ, ngoài vài ha trồng cà phê và những khu vườn nhỏ của Dương-Đông, được bao phủ toàn bộ bởi rừng rậm tuyệt đẹp mọc trên một tầng rừng đặc biệt phong phú và có thể khai thác được. Mặc dù kích thước của nó lớn hơn Martinique (hòn đảo nằm ở phía Đông vùng biển Ca-ri-bê), nó có tổng dân số chỉ một nghìn người, được chia thành năm ngôi làng. Tôi không nhìn thấy bất kỳ người Cam-pu-chia nào; trong khi đó ở Dương-Đông có hàng chục người Hoa tham gia vào việc canh tác cây thuốc phiện và làm vườn.

Nguồn tài nguyên lớn nhất của đất nước là nước mắm. Nước mắm Việt Nam được làm từ những con cái nhỏ và xanh, dài vài cm. Và không nơi nào ta bắt gặp nhiều cá như ở Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc rất danh giá, nó xuất hiện trên bàn của vua An Nam và trong tất cả các yến tiệc xa hoa của các nhà giàu ở Quảng Châu.
Hoạt động đánh bắt diễn ra vào mùa gió đông bắc; mỗi nhà có một cái kho lớn để chứa các bể chứa; thành phẩm được gửi đến Sài Gòn qua Hà Tiên. Sau một vài ngày, quá trình lên men bắt dầu cho ra một chất lỏng màu vàng đục, có mùi rất nặng, được bảo quản xa không khí và ánh sáng. Sau 15 ngày, người ta thu được nước mắm trong, gần như không mùi, được bán trong chai. Nó có thể được bảo quản lâu dài và không có nặng mùi như nước mắm làm ở Nam Kỳ, đặc biệt là ở Phước-Tỉnh gần Bà Rịa. Chỉ trong một năm, người dân biển ở Dương Đông (độ 600 người) đã giàu lên gấp bội, số lượng nước mắm đưa về Sài Gòn năm năm 1878 qua ngã Hà Tiên là 4.280 cân (*) lợi nhuận một năm thu được từ 3.000 đến 4.000 quan tiền kẽm. Ngoài Dương Đông còn có làng Cửa Cạn và làng Đầm, dân biển mỗi làng độ khoảng 150 người, đều làm nước mắm và có đời sống sung túc…

(*) 1 cân = 60 kg, ở Bình Thuận, khi đó vận chuyển nước mắm đường xa bằng thùng (tonneau), nặng 10 cân/ thùng.
.

Người dân ở đây không canh tác đất đai và thậm chí không có ý tưởng dọn không gian cho một khu vườn nhỏ; đối diện ngôi làng là một đầm lầy nhỏ, nơi thu hoạch khoảng 70-80 sào lúa mỗi năm.
Ngoài mắm, họ còn bán cá muối và rùa đánh bắt trên bờ biển; một con Đồi mồi xinh đẹp có thể được bán với giá lên đến 40 đô la.

Ngoài ra, họ cũng thu hoạch nhựa và dầu từ cây trong rừng.

 

Từ Hàm Ninh tới Dương Đông

Con đường đi từ Hàm Ninh ở bờ Đông hòn đảo đến Dương Đông phía bờ Tây là một đoạn đường rừng đầy gian nan, băng qua nhiều khe núi và leo đồi liên tục. Ngồi trên chiếc xe bò đi qua đoạn đường với vô số vết hằn lún sẽ cảm tưởng như đang trải qua một cơn địa chấn lớn. Con đường ngoằn ngoèo ẩn mình dưới bóng râm của vòm cây dây leo, ở một số đoạn lại mở ra trước mắt một vùng rừng trống rộng lớn và thoáng đãng.

 

PHÚ QUỐC XƯA TRONG CHUYẾN THÁM HIỂM 1879

 

Vẻ đẹp của khu rừng chẳng hề mất đi khi chúng tôi đặt chân đến Hàm Ninh; cây ở đây vẫn ở độ cao trung bình, suốt cả đoạn đường luôn có vòm lá thấp che phủ trên đầu, tầm nhìn cũng vì thế mà thu hẹp đi nhiều. Nhưng càng lên cao càng thoáng đãng, và cứ đến mỗi khu rừng trống thì cảnh vật phía xa lại hiện ra rõ ràng hơn, ta có thể phóng tầm mắt vượt qua đồi núi nhấp nhô và nhìn ra biển, nơi có những cánh buồm trắng giương mình đón gió.

Rừng ở Phú Quốc không có thú dữ mà chỉ có một vài con trâu từ lâu đã thôi việc đồng áng và quay về với đời sống hoang dã tự do tự tại. Ngoài ra, khu vực này có rất nhiều heo rừng, nai, và khỉ.

 

PHÚ QUỐC XƯA TRONG CHUYẾN THÁM HIỂM 1879

 

Khi đi được hai phần ba chặng đường và xuống đến ngọn đồi cuối cùng trước khi tới địa phận Dương Đông, cỏ cây cũng thưa thớt dần. Dòng sông Dương Đông cũng đã vượt qua bao thung lũng vùng cao và đỉnh đồi xanh ngát của hòn đảo, để giờ đây thong thả men theo con đường rừng này.

Nước sông sạch trong, không bẩn như những con lạch ở vùng đất thấp Nam Kỳ. Khi mặt trời lặn, ráng chiều lấp lóa trên những gợn sóng lăn tăn của dòng nước chảy xiết, như thể đang rót lời thầm thì bên bờ đá.

PHÚ QUỐC XƯA TRONG CHUYẾN THÁM HIỂM 1879
Một làng chài ở ở Phú Quốc

 

Trên sườn đồi là những vườn tiêu xanh mướt. Từng cây tiêu mọc lên tươi tốt, nhánh cành sum suê leo kín cả trụ đỡ, nom xa như những chiếc cột cao quá đầu người và xếp thành hàng dài thẳng tắp. Nhờ sự coi sóc của những người nông dân gốc Hoa, vườn tiêu luôn gọn gàng sạch sẽ, trông giống như khu vườn cây cảnh được cắt tỉa kỳ công.

 

 

Sau đoạn đường bộ tầm 3km băng qua những cánh đồng và vườn tiêu khá dễ chịu, chúng tôi cũng đến được Dương Đông, trung tâm hành chính của hòn đảo, số dân khi đó khoảng 600 người. Ngôi làng này nằm ngay ở khúc cong của con sông cùng tên, dọc bờ sông là những ngôi nhà gỗ xinh xắn nằm kề bên nhau. Người dân nơi đây rất thân thiện và có cuộc sống sung túc, bình yên.

 

PHÚ QUỐC XƯA TRONG CHUYẾN THÁM HIỂM 1879

Nơi đây còn có một ngôi chùa thả bóng bên dòng sông xanh mát, yên ả như thể đang ngủ vùi trong âm thanh du dương của những con sóng trắng xóa được gió mùa Tây Nam lùa vào bờ cát.

 

PHÚ QUỐC XƯA TRONG CHUYẾN THÁM HIỂM 1879
Bản Đồ Dương Đông- trung tâm hành chính của đảo Phú Quốc (năm 1907)

Dương Dông cũng là nơi Nguyễn Ánh tìm đến để nương náu trong những tháng ngày trốn chạy quân Tây Sơn.

Thất thế và kiệt quệ, vị hoàng đế tương lai suy ngẫm rất nhiều về thời cuộc và sứ mệnh của mình.

Từ đây, Nguyễn Ánh đã lên thuyền để trở về đương đầu với Tây Sơn.

 

 

Cửa Cạn

Chúng tôi tiếp tục hành trình về phía bắc bằng đường biển đến Cua-Kan, nơi chúng tôi thả neo vào khoảng 3 giờ chiều. Một con sông mở ra ở cuối phía bắc của bãi biển lớn, dài 30 km, chảy suốt từ đỉnh hình vuông; khi thủy triều lên cao không quá một mét nước trên đê chắn sóng.
Lối vào sông rất hẹp, nhưng lại mở rộng ngay thành vực sâu. Từ đó, một con đường thủy nhỏ chạy vài km về phía bắc, trong khi con sông chính chạy theo hướng tây. Nó rộng khoảng 80m và nông.
PHÚ QUỐC XƯA TRONG CHUYẾN THÁM HIỂM 1879
Bản đồ Cửa Cạn, Phú Quốc năm 1897    

Cua-Kan có khoảng 150 cư dân, tất cả đều là nhà sản xuất nước mắm và họ đều giàu có. Không có dấu vết của nông nghiệp, ngoài một số khu vườn nghèo nàn và vài cây dừa che chở cho những túp lều của họ.

Chúng tôi nhận thấy ở Cua-Kan một loại thuyền đánh cá đặc biệt, được đóng rất tốt và rất thanh lịch. Cũng như ở Dương-Đông, dân ở đây săn bắt trâu & nai bằng những đàn chó săn (with packs of dogs).

 

PHÚ QUỐC XƯA TRONG CHUYẾN THÁM HIỂM 1879
Cảnh chụp một đoạn sông ở Phú Quốc

Tất cả các con sông ở Phú-Quốc đều giống nhau.

Các cong sông đều bị rút xuống thành những con suối không đáng kể chỉ cách cửa sông vài km.

Ở cửa sông, chúng có những rào cản thậm chí không cho phép sông ngòi vào; nước của chúng trong suốt, với các dòng chảy gần như không thể nhận thấy; và ban đầu chúng đủ rộng và đủ sâu để đi lại, nhưng sau một vài km, chúng trở thành những dòng suối nhỏ thậm chí không thể được sử dụng để vận chuyển gỗ trôi nổi.

 

Vì vậy chúng ta phải dựa vào sự phát triển của đường giao thông để khai thác rừng.

the part of Cua Can beach that intersects with the estuary river
Phần biển Cửa Cạn giao với sông Cửa Cạn_ hình chụp tháng 12, 2021 bởi OnBird

 

Khám phá Phú Quốc ngày nay theo những cách tránh đám đông và mới, lạ nhất cùng OnBird.

Nguồn bài viết và thông tin thêm, xem tại: http://www.historicvietnam.com/anchorages-on-phu-quoc-1879-1880/