SAN HÔ LÀ ĐỘNG VẬT HAY THỰC VẬT?

san hô, hải quỳ tại rạn San hô Bán Nguyệt, quần đảo An Thới

Đôi khi bạn nhìn san hô có những hình dạng cứng như khối đá, mềm như cây,…nhưng chúng lại có khả năng sinh sản lạ kỳ khiến bạn tự hỏi san hô thực chất là động vật hay thực vật.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp:

  • San hô là động vật hay thực vật?
  • Màu sắc của san hô đến từ đâu?

 

I. SAN HÔ LÀ ĐỘNG VẬT HAY THỰC VẬT?

San hô thuộc nhóm động vật không xương sống dưới biển (Anthozoa), cùng nhóm với hải quỳ, san hô mềm, sứa, san hô tồn tại dưới dạng các quần thể polyp (mô). Chúng thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau, trong số các san hô có một số loài đóng vai trò quan trọng giúp xây rạn san hô bằng cách phát triển bộ xương canxi các-bon-nat.

San hô chủ yếu phân thành 2 loại:

  • San hô cứng: Có bộ xương được tạo thành từ hỗn hợp sinh học của can-xi các-bon-nát, đây là thành phần chính trong việc tạo thành rạn san hô.
  • San hô mềm: Khác hẳn với san hô cứng, san hô mềm không có các bộ xương cứng can-xi các-bon-nát (skelaton) mà chỉ có các gai xương (Sclerites) chứa khoáng chất canxi, sống trong vùng nước tối, hay có dòng chảy và ánh sáng không quá mạnh.

San hô sống cộng sinh cùng 1 loại tảo biển đặc biệt (Zooxanthellae), thông qua quá trình quang hợp, loại tạo này cung cấp đến 90% dinh dưỡng cần thiết cho san hô để phát triển bộ xương canxi của mình. Thức ăn của chúng là các sinh vật phù du và chủ yếu là từ hoạt động quang hợp của tảo biển. 

San hô là sinh vật có thể sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính:

  • Sinh sản hữu tính giúp tăng tính đa dạng về bộ gen và tạo thành các rạn san hô mới.
  • Sinh sản vô tính giúp tăng diện tích rạn san hô.

San hô được coi là hệ sinh thái đa dạng nhất hành tinh và ẩn chứa nhiều điều thú vị để chờ bạn khám phá. Hãy đi tìm những điều ẩn dấu dưới đại dương và viết nên chuyến đi của riêng bạn.

Khám phá thêm các loài san hô tại Phú Quốc cùng OnBird tại đây.

 

San hô cứng và san hô mềm sinh trưởng mạnh mẽ cạnh nhau tại rạn Coral Jungle Reef
San hô cứng và san hô mềm sinh trưởng mạnh mẽ cạnh nhau tại rạn Coral Jungle Reef

 

II. ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MÀU SẮC SẶC SỠ CỦA BẠN HÔ? 

Là những loài sinh vật không thể sống đơn lẻ, các loại tảo quang hợp đơn bào hay còn gọi là zooxanthellae sống cộng sinh và cung cấp các lợi ích, dinh dưỡng với san hô. Tảo zooxanthellae chứa các chất diệp lục và sắc tố màu quang hợp). Loại tảo này sống cộng sinh với các động vật không xương sống dưới biển như: san hô, sên biển, sò tai tượng, hải quỳ…và chính chúng tạo giúp tạo nên màu sắc của san hô và các loài chúng sống cộng sinh cùng.

Mối quan hệ giữa san hô và tảo zooxanthellae được gọi là quan hệ tương hỗ – khi một trong hai sinh vật không thể sống mà thiếu loài kia. San hô chính là nơi trú ẩn, môi trường sống lý tưởng của tảo zooxanthellae. Tảo zooxanthellae sống trong các mô san hô, được san hô cung cấp các hợp chất cần thiết mà chúng cần cho quá trình quang hợp với ánh sáng mặt trời, và từ quá trình quang hợp này, tảo zooxanthellae tạo ra các dưỡng chất cần thiết cho san hô để phát triển bộ xương của mình cũng như loại bỏ các lớp trầm tích bám trên bề mặt san hô. 

san hô, hải quỳ tại rạn San hô Bán Nguyệt, quần đảo An Thới
San hô, hải quỳ tại rạn San hô Bán Nguyệt, quần đảo An Thới, nam đảo Phú Quốc, Việt Nam

Để hấp thụ ánh sáng mặt trời cho quá trình quang hợp của mình tảo zooxanthellae tạo ra các sắc tố màu để “bắt” và hấp thụ các màu ánh sáng khác nhau từ ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng gồm tập hợp của 7 màu với các bước sóng khác nhau), các sắc tố màu này còn có vai trò “chặn lại” một số ánh sáng có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao (ví dụ ánh sáng xanh da trời, tia UV) gây hại cho san hô nếu chúng tiếp xúc với san hô. Do mô san hô có cấu tạo trong suốt, do vậy màu sắc san hô mà chúng ta nhìn thấy thực chất là màu sắc nhìn xuyến thấu qua mô san hô, do các sắc tố màu mà tảo quang hợp zooxanthellae tạo ra. Khi san hô mất các loại tảo quang hợp này chúng trở nên bạc màu, trắng, để lộ bộ xương can-xi-các-bon-nát của mình, đây gọi là hiện tượng tẩy trắng. 

Tuy nhiên, mối quan hệ này đang bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của biển tăng lên, hay lưới ma, đánh bắt cá bằng hóa chất khiến cho tảo zooxanthellae rời bỏ san hô, bỏ lại bộ xương san hô đã mất màu, gây nên hiện tượng tẩy trắng san hô (coral bleaching). Khi san hô bị tẩy trắng có còn cứu vãn được không? Mời theo dõi các bài viết sau cùng OnBird. 

Khi san hô và tảo biển không thể chung sống với nhau nữa sẽ gây ra những tác hại tiêu cực đến các loài sinh vật và môi trường biển.

Các thông tin hữu ích về công tác bảo tồn biển Phú Quốc, vui lòng xem thêm tại đây.

 

III. CHUYÊN TRANG THÔNG TIN SAN HÔ

San Hô Việt Nam (sanhovietnam.vn) ra đời với mục đích cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích về san hô và sinh vật biển tại Việt Nam cho những người Việt Nam hiểu thêm về báu vật tự nhiên của đất nước mình.

Video giải cứu san hô khỏi lưới ma.

 

TẠI SAO SAN HÔ GÃY ÍT CÓ KHẢ NĂNG SỐNG SÓT TRONG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN?

 

TÌM HIỂU THỨC ĂN CỦA SAN HÔ TRONG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN