5 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHÔNG NÊN LÀM SAU KHI LẶN BÌNH KHÍ

Đối với các du khách tham gia trải nghiệm lặn biển bình khí (scuba diving) hoặc lặn ống thở (snorkeling), tâm trạng chung là luôn tràn đầy hứng khởi trước và tận hưởng niềm vui cũng như hồi tưởng lại sau trải nghiệm vì được khám phá thế giới sinh vật dưới nước kỳ bí. Những lưu ý an toàn trước và sau các trải nghiệm lặn biển là hết sức quan trọng, nếu không thực hiện đúng cách có thể dẫn tới các rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe. Du khách khi tham gia trải nghiệm lặn ống thở hay bình khí cần nghiêm túc lắng nghe các hướng dẫn an toàn để hạn chế tối đa rủi ro. Trong bài viết này OnBird, đơn vị tổ chức các trải nghiệm lặn biển chuyên nghiệp hàng đầu Phú Quốc xin chia sẻ các lưu ý an toàn sau khi lặn đối với những du khách tham gia trải nghiệm lặn bình khí.

 

1. ĐI MÁY BAY HOẶC DI CHUYỂN TỚI CÁC VÙNG CAO SO VỚI MỰC NƯỚC BIỂN (Thay đổi áp suất)

Một trong những câu hỏi rất quan trọng khi du khách muốn đăng ký tham gia trải nghiệm lặn bình khí đó là: chuyến bay gần nhất sau ca lặn của bạn là khi nào? Cách bao nhiêu tiếng?

Khi tham gia lặn bình khí, người tham gia sẽ hít thở một dạng khí nén dưới độ sâu từ 5 – 40m, và áp suất dưới biển chênh lệch nhiều so với áp suất trên không trung (máy bay), một lượng bọt khí người tham gia lặn sẽ đi vào trong các mạch máu, lượng bọt khí này sẽ cần một khoảng thời gian để được hòa tan trong máu, việc thay đổi đột ngột áp suất trong cơ thể (thay đổi độ sâu, độ cao nhanh và đáng kể) trong và sau ca lặn sẽ dẫn tới các vấn đề tích tụ bọt khí trong các khớp xương, hoặc bọt khí thoát ra một cách nhanh chóng qua các mạch máu và thậm chí mạch máu não có thể gây tử vong ngay lập tức.

Scuba Diving in Phu Quoc Island, Vietnam
Lặn bình khí tại đảo Phú Quốc, VIệt Nam – Hình ảnh OnBird Phú Quốc

Vì vậy sau các ca lặn bình khí, luôn dành tối thiểu 12 tiếng (độ sâu từ 1-6m) – 24 tiếng (độ sâu từ 6 – 40m) để các bọt khí trong bình dưỡng khí chúng ta hít có thời gian trung hòa và thoát ra khỏi cơ thể một cách từ từ và an toàn.

 

2. TẬP THỂ DỤC CƯỜNG ĐỘ CAO

Sức khỏe tổng thể tốt là yêu cầu bắt buộc để tham gia hoạt động lặn biển nói chung và lặn bình khí nói riêng, nhưng việc kết hợp sai cách sẽ tăng nguy cơ rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Nếu bạn đang chuẩn bị cho kế hoạch lặn biển của mình thì cần cân nhắc kỹ kế hoạch tập luyện thể dục, đặc biệt các bài tập thể hình cường độ cao, kéo dãn xương khớp, điều này sẽ làm tăng khả năng tích tụ bọt khí vào các khe của cơ và xương khớp, nơi bọt khí sẽ bị mắc kẹt và khó thoát ra. Các bọt khí này tích tụ lâu dần theo thời gian dẫn tới loãng xương, khớp. Ngoài ra hoạt động thể chất cường độ cao sẽ kích hoạt tim đập nhanh, trong khi hoạt động lặn đòi hỏi tim ở trạng thái bình thường do phải thay đổi áp suất trong nước. Do đó không chỉ sau khi lặn mà trước khi lặn, du khách cũng không nên tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao ít nhất vài tiếng trước ca lặn để cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

 

3. TRỊ LIỆU XOA BÓP CƠ THỂ (MÁT-XA)

Hoạt động đấm, xoa bóp cơ thể (mát-xa) giúp làm giãn cơ, máu huyết tuần hoàn, đả thông kinh mạch, thả lỏng xương khớp nên rất được ưa chuộng bởi các du khách khi đi du lịch, tuy nhiên nếu bạn có ý định thư giãn bằng một gói mát-xa thì bạn cần bỏ ý định đó vì vấn đề an toàn. Vấn đề bọt khí tích tụ xương khớp hay khó thoát ra khỏi cơ thể sẽ là nhưng nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe, hoạt động mát-xa làm tăng lưu thông mạch máu khiến các bọt khí không còn ở cố định một khu vực để thoát ra mà chúng di chuyển theo nhiều hơn theo đường máu tới các vị trí nguy hiểm như mạch máu não…cũng như mắc kẹt tại các vị trí xướng khớp, cơ mới được làm giãn.

Scuba Diving in Phu Quoc Island, Vietnam
Lặn bình khí tại đảo Phú Quốc, VIệt Nam – Hình ảnh OnBird Phú Quốc

Do vậy OnBird khuyến cáo du khách không tham gia các hoạt động mát-xa sau ca lặn ít nhất 8 (đối với độ sâu 1-6m) – 24 tiếng (đối với độ sâu từ 7 – 40m)

 

4. TẮM NƯỚC NÓNG HOẶC NGÂM BỒN TẮM, XÔNG HƠI

Mức độ hòa tan của dung dịch khí nén (sử dụng trong lặn bình khí) sẽ giảm khi nhiệt độ tăng, chúng sẽ vỡ ra trong mạch máu ở trạng thái bóng khí, điều này nghĩa là nếu bạn đặt cơ thể mình vào môi trường nóng như tắm nước nóng, bồn tắm nước nóng, xông hơi khô hoặc tắm nước quá nóng sau khi tham gia lặn bình khí bạn sẽ khiến các bóng khí trong mạch máu (hấp thụ từ quá trình lặn bình khí) phình to và vỡ tan trong mạch máu gây nguy hiểm tới tính mạng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

 

5. UỐNG RƯỢU

Lưu ý hết sức quan trọng, đối với nhiều người, khui một cốc bia lạnh và ngắm hoàng hôn là cách hoàn hảo để kết thúc một chuyến lặn biển khám phá tại Phú Quốc, nơi có hoàng hôn trên biển đẹp bậc nhất Việt Nam hay đơn giản là uống bia lúc ăn trưa sau ca lặn. Tham gia hoạt động lặn biển, nguy cơ mất nước rất cao, trong khi chất cồn và cafein là những chất lợi tiểu hàng đầu, khiến bạn tiểu nhiều hơn, mất nước nhanh hơn, điều này hết sức nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng tim, mạch khác. Do vậy du khách cần chú ý uống bù nước hoặc các nước điện giải để bù khoáng sau ca lặn thay vì sử dụng bia rượu.

 

6. KHÓA HỌC LẶN BÌNH KHÍ 3 NGÀY TẠI PHÚ QUỐC

Khóa học lặn biển với bình khí tại Phú Quốc, Việt Nam
Khóa học lặn biển với bình khí tại Phú Quốc, Việt Nam

Rất nhiều du khách lầm tưởng việc học lặn đơn giản là đăng ký với một công ty nào đó, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro trong nước việc lựa chọn một đơn vị cung cấp khóa lặn không hề đơn giản. Ở Việt Nam Nha Trang vẫn được biết tới là cái nôi của hoạt động lặn biển du lịch vì du lịch tại đây phát triển rất sớm, tuy nhiên tính thương mại hóa cao cũng như đặc thù vùng biển vịnh, nước lặng, không dòng chảy, quá an toàn sẽ khó giúp học viên hiểu thực tế của việc lặn biển. Phú Quốc có thể nói là điểm học lặn lý tưởng tại Việt Nam, không chỉ có những vùng nước an toàn mà cũng có những vùng nước mở nơi giúp các học viên thử thách và nâng cao kỹ năng bản thân hơn, giúp giá trị tấm bằng lặn ý nghĩa hơn.

Du khách có thể liên hệ OnBird Phú Quốc cho các khóa học lặn chất lượng và phù hợp.

Lặn Bình Khí (Scuba Diving) Cho Người Mới tại Phú Quốc, Việt Nam

 

7. TÌM HIỂU VỀ SAN HÔ – NÂNG CAO NHẬN THỨC DU LỊCH LẶN BIỂN BỀN VỮNG

SAN HÔ LÀ ĐỘNG VẬT HAY THỰC VẬT?