3 Khác Biệt giữa San Hô Cứng và San Hô Mềm

San hô không phải là một cá thể đơn lẻ mà là tập hợp của các loài động vật nhỏ li ti, chúng sinh sản, phát triển và hình thành nên các quần thể lớn hàng cấu thành từ hàng trăm nghìn cá thể nhỏ. San hô được phân ra làm hai loại: San Hô Cứng và San Hô Mềm, trong bài này OnBird Phú Quốc sẽ cùng các bạn làm rõ một số khác biệt chính giữa hai nhóm san hô này với 3 sự khác biệt chính.

Trong thế giới San hô được chia làm 2 loại: loại đóng vai trò tạo rạn có tên khoa học là Hermatypic và loại san hô không tạo rạn còn lại có tên khoa học là Ahermatypic.

1. Khác biệt về bộ xương san hô

San hô cứng, còn được gọi là san hô scleractinian và san hô đá, là các loại san hô có khung xương cứng được tạo thành từ can-xi cac-bon-nat (CaCO3) ở dạng tinh thể được gọi là đá xà cư hay Aragonit. Bộ xương này giúp san hô cứng chống chịu sóng mạnh, sinh vật săn mồi, ánh sáng mắt trời. San hô cứng đóng vai trò là các loại san hô tạo rạn chính cho cả rạn san hô, tức là chúng phát triển lớn lên về chiều cao, độ rộng, độ che phủ, tạo các nền móng, trụ đỡ cho các loại san hô phát triển trên đó (ví dụ dụ san hô Ụ) và chúng tạo nên các lá chắn sóng dưới mặt nước, chiếm tới 97% trong rạn san hô, san hô mềm chỉ chiếm 1-3%.

Massive Horn Coral (Hydnophora microconos) in the Shallow Reef, Phu Quoc Island, Vietnam
San hô Tổ ong, một loại san hô tạo rạn

Các thuộc địa san hô cứng được tạo thành từ hàng trăm triệu cá thể san hô nhỏ riêng lẻ gọi là polyp san hô (với các vòi châm nhỏ li ti), chúng được kết dính với nhau bằng ‘bộ xương’ can-xi các-bon-nát mà chúng tiết ra.

Ngược lại với san hô Cứng, san hô mềm, còn được gọi là Alcyonacea và cũng thuộc nhóm san hô không có vai trò tạo rạn (Ahermatypic), chúng không có bộ xương cứng như san hô Cứng vì thành phần can-xi các-bon-nát chỉ chiếm một phần cực nhỏ trong bộ khung xương của chúng. San hô mềm là một cấu trúc thân mềm có hình thù giống cây cối, bụi rậm, quạt, roi da hay cỏ và chúng cũng là một tập hợp của hàng ngàn các cá thể san hô nhỏ riêng lẻ (Polyp san hô). Chúng đung đưa trong nước chứ không cứng đơ như san hô cứng.

 

2. Nguồn thức ăn của san hô Cứng khác san hô Mềm

Nguồn thức ăn của hai loại san hô cũng khác nhau, san hô cứng dựa tới 80% vào nguồn dinh dưỡng do các tảo quảng hợp cộng sinh mang lại, chúng ăn thụ động vào ban ngày và chỉ thực sự kiếm ăn chủ động bằng cách vươn các vòi châm: các polyp san hô vươn ra khỏi các cốc san hô (Corallite) để bắt phù du trôi trong nước vào ban đêm.

anemone at Phu Quoc North-East coral reef, Phu Quoc Island, Vietnam
Du khách trải nghiệm lặn ống thở chuyên nghiệp tại Phú Quốc cùng OnBird

Trong khi đó san hô mềm phụ thuộc gần như hoàn toàn vào việc bắt các sinh vật phù du trong nước để phát triển, chúng không dựa nhiều vào tảo quang hợp công sinh, do vậy chúng ta rất khó gặp các quần thể san hô mềm tại các vùng nước lặng, ít có dòng chảy, do san hô gần như không chủ dộng di chuyển, san hô mềm đứng yên một chỗ và chờ các dòng nước mang theo phù du tới cho chúng do đó các quần thể san hô mềm thường phát triển mạnh, chủ yếu tại các khu vực có dòng nước chảy.

 

3. Môi trường sống khác biệt

Phương thức kiếm ăn và nguồn thức ăn quyết định sự khác nhau về môi trường sống của hai nhóm san hô mềm và cứng.

Carnation Coral in Phu Quoc Island, Vietnam
San hô Hoa Cẩm Chướng ở trạng thái vươn dài

San hô cứng dựa vào quá trình quang hợp của tảo Zoo cộng sinh để phát triển, chúng ưa sống tại vùng nước nông, nhiều ánh sáng, trong để dễ dàng tiếp cận nguồn ánh sáng, bộ xương cứng bằng can-xi các-bon-nát giúp bảo vệ các polys san hô khỏi các tia bức xạ của mặt trời, san hô cứng không thể co rút xương của mình như san hô mềm, các polyps san hô chỉ có thể rút vào trong cốc san hô để bảo vệ chúng. San hô cứng sẽ khó phát triển ở các vùng nước tối, sâu do đó từ độ sâu 8m trở đi bạn gặp rất ít các quần thể san hô cứng.

San hô mềm với bộ xương mỏng manh, không cứng chắc như san hô cứng, chúng có cơ chế co rút để bảo vệ mình khỏi tia bức xạ mặt trời, chúng không ưa ánh sáng, kiếm ăn dựa vào lượng phù du lớn trong nước do vậy san hô mềm điển hình như san hô Hoa Cẩm Chướng chỉ thường được tìm thấy tại các vùng nước khuất ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, ở độ sâu từ 5-12m và tại các khu vực thường xuyên có dòng nước chảy mạnh, giúp mang tới nguồn thức ăn dồi dào và hỗ trợ quá trình sinh sản phân nhánh hoặc rơi cành của mình.

Cùng OnBird Phú Quốc khám phá sinh vật biển chuyên sâu, hiểu thêm về vùng biển Việt Nam

 

4. TRẢI NGHIỆM TRỒNG SAN HÔ TẠI PHÚ QUỐC

Đây là trải nghiệm thực hành cấy ghép trồng san hô với mục đích giáo dục và tái tạo rạn san hô từ mảnh san hô gãy hoặc từ vườn ươm san hô. Với mong muốn truyền tải thông điệp môi trường, kiến thức và hiểu biết về san hô, OnBird Phú Quốc đưa vào vận hành trải nghiệm thực tế cấy ghép san hô đầu tiên tại Phú Quốc và Việt Nam để du khách có thể hiểu và trân trọng hơn hệ sinh thái biển, san hô của chúng ta.

OnBird phát triển một số kỹ thuật cấy ghép san hô có tính hiệu quả bền vững cao với môi trường và hệ sinh thái, thông qua trải nghiệm này, du khách góp phần vào việc tái tạo một số rạn san hô đã và đang suy thoái tại vùng biển Phú Quốc, Việt Nam

 

[REEF BUILDER 2] The Working Snorkeling Trip: Rebuild Coral Reef On Shore (Max 9-10 PAX)

 

[REEF BUILDER 1] The Working Snorkeling Trip: Rebuild Coral Reef (Max 9-10 PAX)