Mặc dù là đất nước sở hữu hơn 3000 ki-lô-mét và nhiều hòn đảo nhỏ nhưng phần lớn người dân Việt Nam còn khá xa lạ hay chưa có hiểu biết đầy đủ về một loại hình khám phá sinh vật biển đầy thú vị có tên gọi là “lặn ống thở” hay còn gọi là “snorkeling” trong tiếng Anh, trong bài viết này OnBird Phú Quốc xin chia sẻ thêm với bạn đọc về những điều lý thú của bộ môn lặn ống thở cũng như tính chuyên nghiệp cần có để có một trải nghiệm lặn ống thở đúng nghĩa và an toàn.
Trong bài viết có sử dụng các hình ảnh lặn ống thở chuyên nghiệp được OnBird ghi lại cho các du khách khi tham gia trải nghiệm “Khám phá sinh vật biển, san hô tự nhiên đa cấp độ” tại đảo Phú Quốc, Việt Nam.
MAIN CONTENTS
- 1. ĐỊNH NGHĨA VỀ LẶN ỐNG THỞ
- 2. ĐIỂM KHÁC NHAU VỚI LẶN BÌNH KHÍ
- 3. ĐỘ SÂU KHÁM PHÁ CỦA LẶN ỐNG THỞ
- 4. LẶN ỐNG THỞ CÓ NHÌN ĐƯỢC SAN HÔ ĐẸP KHÔNG?
- 5. KHÔNG BIẾT BƠI CÓ LẶN ỐNG THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
- 6. CẤP ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP CỦA LẶN ỐNG THỞ
- 7. LẶN TỰ DO KHÁC VỚI LẶN ỐNG THỞ THẾ NÀO?
- 8. LỰA CHỌN TỐT NHẤT ĐỂ KHÁM PHÁ CÁC RẠN SAN HÔ
- 9. CÓ BẰNG LẶN BÌNH KHÍ GIÚP TÔI LẶN ỐNG THỞ DỄ DÀNG HƠN KHÔNG?
- 10. NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT TRẢI NGHIỆM LẶN ỐNG THỞ CHUYÊN NGHIỆP
- 11. TRẢI NGHIỆM KHÁM PHÁ SINH VẬT BIỂN ONBIRD LÀ GÌ?
1. ĐỊNH NGHĨA VỀ LẶN ỐNG THỞ
Lặn biển nói chung chia làm 2 loại: lặn ống thở (snorkeling) và lặn bình khí (scuba diving), trong đó chữ snorkeling trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ Schnorchel trong tiếng Đức, khi quân đội phát xít Đức sử dụng từ đó để mô tả một loại thiết bị trên tàu ngầm: có đầu nhô, nổ lên khỏi mặt nước trong khi thân tàu ngầm vẫn chìm trong nước để quan sát phía trên mặt nước”, đó chính là ống nhòm của tàu ngầm trong thế chiến thứ II. Từ này được Việt hóa thành “ống thở lặn biển” ở dạng danh từ và ở dạng động từ khi mô tả hoạt động thì gọi là “lặn ống thở” gần giống như snorkel và snorkeling trong tiếng Anh.
Vậy định nghĩa về “Lặn ống thở” là một hoạt động nhìn ngắm thế giới sinh vật biển dưới nước bằng cách sử dụng thiết bị gồm mắt kính và một thiết bị ống có phần đỉnh nhô lên khỏi mặt nước để giúp cơ thể con người hô hấp bằng không khí tự nhiên và duy trì độ nổi của cơ thể khi ở trên mặt nước.
2. ĐIỂM KHÁC NHAU VỚI LẶN BÌNH KHÍ
Rất nhiều người Việt chúng ta còn nhầm lẫn giữa lặn biển bình khí và lặn biển ống thở (các hoạt động như đi bộ dưới biển không được coi là lặn biển mà được xếp vào nhóm hoạt động “giả lặn” (pseudo dive) giải trí không chuyên. Khi nghe tới lặn biển đa số người sẽ nghĩ rằng mình sẽ đi sâu xuống hàng chục mét dưới mặt nước để nhìn ngắm sinh vật biển và san hô hoặc đội mũ phi hành gia đi dưới đáy biển ngắm nhìn san hô và cá giống như các quảng cáo của các câu lạc bộ đi bộ dưới đáy biển. Tuy nhiên không đơn giản như vậy, hoạt động lặn biển nói chung chia ra làm 3 loại:
- Lặn bình khí: diễn ra tại rạn san hô tự nhiên trong đó người tham gia sử dụng bộ thiết bị gồm kính lặn, chân vịt, bình khí và bộ thiết bị kiểm soát độ nổi (BCD) để điều chỉnh lên xuống theo độ sâu mong muốn (giới hạn 40m đối với hoạt động du lịch), và hít thở trong nước từ hỗn hợp khí nén Ni-tơ và oxy và một số loại khí khác tùy theo độ sâu và trình độ của người thợ lặn. Người tham gia lặn bình khí sẽ không sử dụng nhiều kỹ năng lặn mà phụ thuộc vào các thiết bị kiểm soát độ nổi để lặn xuống và nổi lên trong nước.
- Lặn ống thở: diễn ra tại rạn san hô tự nhiên trong đó người tham gia sử dụng bộ thiết bị gồm: kính lặn, ống thở, chân vịt (không có bình khí) để khám phá bơi lội, lặn xuống, nổi lên trong những khu vực rạn san hô với độ sâu từ 1 – 12m hoặc hơn. Đúng vậy, bạn không đọc nhầm 12m chứ không phải 2m (mời đọc tiếp các phần sau để hiểu thêm). Người tham gia lặn ống thở sẽ sử dụng nhiều kỹ năng bơi lặn để lặn xuống và nổi lên trong nước, đòi hỏi kỹ năng, động tác lặn cao hơn so với lặn bình khí.
- Các hoạt động “giả lặn”: người tham gia các hoạt động đi bộ dưới biển sẽ xuống độ sâu tối đa 4-5m (độ sâu cân bằng áp suất an toàn cho người không biết gì) và không sử dụng kỹ năng gì mà phụ thuộc hoạt toàn vào thiết bị cấp khí oxy, loại hình này diễn ra trong một khu vực nước đặc thù, có nền cát nông, không phải rạn san hô tự nhiên (vì rạn san hô tự nhiên là khu vực bảo tồn nghiêm cấm các hoạt động gây tác động trực tiếp như đi bộ trong nền cát…, địa hình phức tạp), đôi khi san hô được cấy ghép tạo cảnh, thường có chi phí cao cho 10p trải nghiệm.
3. ĐỘ SÂU KHÁM PHÁ CỦA LẶN ỐNG THỞ
Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất của nhiều người đó là lặn được càng sâu thì nhìn càng được nhiều san hô và sinh vật biển và lặn bình khí với độ sâu từ 1 – 40 mét đối với lặn biển du lịch sẽ là lựa chọn hàng đầu khi muốn ngắm san hô đẹp. Và rất nhiều người cũng lầm tưởng rằng lặn ống thở chỉ đại khái là úp mặt xuống nước nhìn ở độ sâu 1-2 hoặc 3 mét và bạn không được nhìn thấy san hô đẹp ở độ sâu 1 – 3m như vậy. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không chính xác.
Lý giải khoa học từ OnBird: từ các quan sát địa hình tại các rạn san hô tự nhiên kết hợp với các dữ liệu khoa học về san hô, đội ngũ OnBird phát hiện ra rằng độ sâu san hô phát triển mạnh mẽ và dày đặc nhất đó là từ 1 mét cho đến 6 hoặc 8 mét tại các rạn san hô viền bờ và mật độ giảm dần đến 9 – 10 – 12 mét thì san hô rất thưa thớt hầu như chỉ là các khóm nhỏ do thiếu ánh sáng mặt trời, và lặn xuống qua 15 mét gần như bạn sẽ không còn thấy san hô nữa, giữa độ sâu 8 – 12 – 15m sẽ có một số loại san hô mềm không ưa ánh sáng ví dụ San Hô Hoa Cẩm chướng. Lý do là 99% san hô cứng phát triển dựa chủ yếu vào nguồn thức ăn từ quá trình quang hợp của một loại tảo quang hợp cộng sinh với chúng do đó san hô chỉ có thể phát triển mạnh và dày đặc nhất tại các vùng nước nông từ 1 mét – 6 mét hoặc 8 mét, đó là nơi chúng tiếp nhận được lượng lớn ánh sáng mặt trời hàng ngày.
Trải nghiệm tốt nhất để nhìn ngắm san hô tự nhiên: Lặn ống thở không chỉ úp mặt trên mặt nước mà đây là hoạt động đa cấp độ trong đó có cấp độ nâng cao là lặn tự do mà người tham gia khi có những kỹ năng phù hợp hoàn toàn có thể khám phá độ sâu từ 1 mét cho đến 12 mét. Do địa hình rạn san hô phức tạp, không bằng phẳng, có gồ ghề nên sẽ có những hạn chế đối với lặn bình khí, loại hình phù hợp với khám phá các rạn có địa hình bằng phẳng nhằm hạn chế khả năng thay đổi độ sâu đột ngột do liên quan tới áp suất.
4. LẶN ỐNG THỞ CÓ NHÌN ĐƯỢC SAN HÔ ĐẸP KHÔNG?
Những hình ảnh bên dưới được đội ngũ OnBird chụp lại trong các trải nghiệm lặn ống thở khám phá rạn san hô vũng lõi chuyên nghiệp của mình, từ các quan sát và kiến thức của mình chúng tôi có thể kết luận rằng bạn nhìn thấy nhiều san hô và đẹp hơn khi lặn ống thở so với lặn bình khí (hoạt động đi sâu hơn và có các chức năng trải nghiệm khác: lặn hang, ngắm vực, vách, tàu đắm…)
Lý giải: San hô phát triển mạnh mẽ nhất trong vùng nước nông từ 0.5 mét – 6 mét hoặc 8 mét tùy theo độ trong của nước tại mỗi khu vực, san hô cứng không thể phát triển ở các vùng nước tốt, ít ánh sáng mặt trời chiếu tới do chúng phụ thuộc vào quá trình quang hợp của tảo công sinh để kiếm cho mình khoảng 80% dưỡng chất để phát triển. Ngoại trừ một số san hô mềm, không ưa quá nhiều ánh sáng nhưng vẫn cần ánh sáng thì có thể bắt gặp tại các độ sâu 8-12 m, vượt ngưỡng độ sâu này bạn hầu như sẽ không còn thấy san hô nữa.
Lặn ống thở là hoạt động lặn thám hiểm vùng nước nông từ 1 mét – 6 mét hoặc thậm chí tới 10 mét – 12 mét do vậy bạn hoàn toàn quan sát và ngắm được các khu vực, rạn san hô đẹp.
5. KHÔNG BIẾT BƠI CÓ LẶN ỐNG THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Suy nghĩ phổ biến đó là không biết bơi sẽ không thể đi lặn được nhưng có một thực tế là dù bạn không biết bơi thì đều vẫn có thể tham gia được lặn bình khí và lặn ống thở nếu đáp ứng đủ điều kiện về thể trạng sức khỏe. Bạn có thể liên hệ OnBird Phú Quốc để nhận được tư vấn chuyên sâu cho trường hợp của mình.
6. CẤP ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP CỦA LẶN ỐNG THỞ
Cũng giống như lặn bình khí, lặn ống thở chuyên nghiệp cũng phân ra nhiều cấp độ và khám phá các độ sâu tầng nước khác nhau tùy theo cấp độ.
- Cấp độ cơ bản: Khám phá san hô từ mặt nước
- Cấp độ nâng cao: Khám phá san hô độ sâu từ 3 mét đến 5 mét
- Cấp độ chuyên nghiệp: Khám phá san hô độ sâu từ 5 mét đến 8 mét hoặc từ 9 mét đến 12 mét
Video lặn ống thở cấp độ chuyên nghiệp của một nữ du khách cùng OnBird tại đảo Phú Quốc.
7. LẶN TỰ DO KHÁC VỚI LẶN ỐNG THỞ THẾ NÀO?
Lặn tự do là cấp độ cao nhất của lặn ống thở, kỷ lục lặn tự do trên thế giới hiện nay là lặn 120 mét – 130 mét, vượt qua độ sâu 40m, cơ thể của chúng ta sẽ bị hút theo lực hút vào tâm trái đất. Khi lặn xuống độ sâu đó, còn người hiện tại chưa có khả năng làm gì khác ngoài việc ngoi lên mặt nước nhanh nhất có thể. Lặn tự do không phù hợp để khám phá san hô hoặc vẻ đẹp sinh vật biển.
8. LỰA CHỌN TỐT NHẤT ĐỂ KHÁM PHÁ CÁC RẠN SAN HÔ
Các rạn san hô được phân ra ba loại chính: rạn viền bờ (Fringing Reef), rạn lá chắn (Barrier Reef), rạn miệng tròn (Atoll Reef), đặc điểm 3 loại hình rạn san hô dựa trên sự khác nhau về địa hình địa lý dưới nước do quá trình hình thành rạn cùng với sự thay đổi về mực nước biển, du khác nhau là vậy nhưng về cơ bản các rạn san hô phân chia sẻ một điểm chung là vùng san hô phát triển dày đặc nhất là từ 0.5 mét đến 6 mét nước (có những chỗ san hô lộ thiên khi thủy triều rút).
Với độ sâu như vậy, lặn ống thở là lựa chọn có thể xem là tốt nhất để khám phá các rạn san hô tự nhiên do bạn được nhìn thấy nhiều san hô và các khóm nổi bật trong vùng nước nông. So với bình khí, trang bị được tinh gọn cũng như khả năng lặn xuống 5-6 mét hoặc đến 8 – 10m là hoàn toàn có thể đối với kỹ năng nâng cao, điểm hạn chế của bình khí là bạn sẽ không thay đổi được độ sâu một cách ngẫu nhiên vì lý do an toàn, thích hợp để nhìn ngang, thiết bị cồng kềnh cho một ca lặn, do vậy bình khí sẽ phù hợp cho các chuyến lặn chuyên biệt hơn: độ sâu 12m – 15m – 18m – 40m để khám phá các thực thể khác hơn là ưu tiên ngắm san hô. Lặn ống thở cho phép người quan sát khám phá và nhìn rạn từ phía trên một cách toàn diện và xác định điểm dễ dàng so với lặn bình khí (đi ngang và rìa rạn san hô, không tiến sâu được vào vùng lõi đối với các rạn viền bờ có địa hình sườn dốc thoai thoải).
Lý do bình khí được ưu tiên: do quá trình phát triển vài chục năm qua, trước khi con người nhận ra tầm quan trọng của các rạn san hô, thì nhiều rạn san hô cạn, nơi các làng chài hình thành, việc neo đậu, đánh bắt cá, du lịch đã khiến các rạn san hô đẹp nhất ở vùng nước cạn biến mất, đó là lý do người ta cần đi lặn sâu hơn, xa bờ hơn với trang bị lặn bình khí. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều các rạn san hô đẹp trong vùng nước cạn trên thế giới.
9. CÓ BẰNG LẶN BÌNH KHÍ GIÚP TÔI LẶN ỐNG THỞ DỄ DÀNG HƠN KHÔNG?
Cần phải làm rõ rằng hai loại hình lặn khám phá khác nhau, trẻ em từ 10 tuổi thậm chí 8 tuổi cũng có thể tham gia lặn bình khí do vậy không có nghĩa có bằng lặn bình khí thì lặn ống thở dễ dàng hơn với ai đó. Hai môi trường khám phá khác nhau, lặn bình khí đi sâu vào các tầng nước nhờ vào sự hỗ trợ của các thiết bị trong khi đó lặn ống thở đòi hỏi nhuần nhuyễn kỹ năng kiểm soát độ nổi của bản thân và kỹ năng nâng cao hơn để có thể lặn xuống dưới.
Có rất nhiều người có bằng lặn bình khí nhưng kỹ năng xử lý với chân vịt lại rất kém ở tầng mặt nước hoặc động tác lặn xuống không chính xác, khó làm chủ đổ nổi, hướng lặn trong điều kiện mặt biển có sóng.
Lặn bình khí đi xuống tầng nước sâu và ngắm san hô theo phương ngang trong khi lặn ống thở người tham gia cần làm chủ cơ thể trong vùng nước nông, nơi có nhiều san hô phát triển dày đặc, kiểm soát động tác sao cho không làm gãy, tác động tới san hô, kỹ năng lặn ống thở nước nông là một trong những kỹ năng khó.
Nếu bạn đã có bằng lặn bình khí tuy nhiên ít trải nghiệm lặn ống thở, bạn nên luyện tập thêm, làm chủ chân vịt, độ nổi để chinh phục các địa hình phức tạp của rạn san hô một cách khéo léo và an toàn.
10. NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT TRẢI NGHIỆM LẶN ỐNG THỞ CHUYÊN NGHIỆP
Lặn ống thở chuyên nghiệp yêu cầu nhiều tiêu chuẩn an toàn và khâu tổ chức chuyên nghiệp:
- Nắm rõ địa hình rạn san hô
- Nắm rõ điều kiện nước tại các rạn san hô khác nhau
- Dự báo điều kiện nước để xây dựng chương trình phù hợp theo điều kiện nước hàng ngày
- Huấn luyện viên chuyên nghiệp
- Nhận thức về an toàn và trải nghiệm bền vững, giảm thiểu tác động tới rạn san hô và hệ sinh thái trong rạn
- Tiêu chuẩn về neo đậu tàu thuyền an toàn, xa khu vực rạn san hô
- Hiệu ứng ánh sáng khi khám phá rạn san hô từ 1 mét đến 10 mét