SAN HÔ ĂN GÌ? DU LỊCH KHÁM PHÁ

Snorkeling at Coral Steep Phu Quoc Island, Vietnam

80% nguồn dinh dưỡng san hô cần đền từ tảo quang hợp cộng sinh (zooxanthellae) vào ban ngày, 20% đến từ bắt các loại phù du vào ban đêm. San hô lấy thức ăn từ tảo sống trong mô của chúng hoặc bằng cách bắt và tiêu hóa con mồi.

Hầu hết các loài san hô tạo rạn đều có mối quan hệ hợp tác độc đáo với loài tảo quang hợp có tên là zooxanthellae. Tảo quang hợp sống trong polyp san hô, sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra đường cho năng lượng. Năng lượng này được chuyển đến polyp, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Đổi lại, polyp san hô cung cấp cho tảo carbon dioxide và một ngôi nhà bảo vệ.

Corals glow in their best status without presence of Ultraviolet lighting - Scientific Snorkeling by OnBird
Khóm san hô Súp lơ, Cột đĩa, lá tại Phú Quốc, Việt Nam

San hô cũng ăn bằng cách bắt những động vật nhỏ trôi nổi gọi là động vật phù du. Vào ban đêm, polyp san hô chui ra khỏi bộ xương của chúng để kiếm ăn, vươn những xúc tu dài với các tế bào trâm, sẽ trích những sinh vật trôi nổi trong nước và bắt chúng trước khi kéo vào trong miệng của polyps và lúc này con mồi bị tiêu hóa trong dạ dày của san hô.

San hô ăn động vật phù du, vi khuẩn phù du, chất hữu cơ hòa tan, động vật giáp xác nhỏ, thực vật phù du và chất dinh dưỡng do mối quan hệ cộng sinh mà chúng có với tảo hai roi.

Không phải mọi loại san hô đều tiêu thụ từng loại thức ăn được liệt kê ở đây. Thay vào đó, có nhiều sự khác biệt tồn tại giữa thói quen ăn uống của san hô. Ví dụ san hô cứng, phụ thuộc nhiều hơn (tới 80%) vào nguồn dưỡng chất được tạo ra từ quá trình quang hợp của tạo quang hợp cộng sinh, trong khi đó san hô mềm lại chủ yếu sống bằng cách bắt ăn trực tiếp các sinh vật sống phù du, trôi nổi trong môi trường nước của chúng.

Dưới đây là danh sách chi tiết về các loại thức ăn mà san hô tiêu thụ trong suốt vòng đời của mình, chúng được gọi chung là phù du (Zooplankton) là những sinh vật nhỏ bé không thể bơi ngược trong dòng nước do đó chúng chỉ trôi nổi theo hướng và sức mạnh của dòng nước.

  1. Động vật phù du (Zooplankton)
  2. Thực vật phù du (Phytoplankton) hay còn gọi là vi tảo
  3. Mảnh vụn hữu cơ (đến từ xác chết của sinh vật chết hoặc chất thải của cá …)
  4. Chất hữu cơ hòa tan (DOM) (Một hỗn hợp không đồng nhất có nguồn gốc chủ yếu từ các sản phẩm phân hủy của thực vật, vi khuẩn và tảo)
  5. Cá con nhỏ
  6. Động vật giáp xác nhỏ (tôm, cua…)
  7. Trứng nổi (trứng cá, trứng tôm, trứng cua, mực…)
  8. Vi khuẩn phù du (Bacterioplankton)
  9. Sinh vật giả phù du (Pseudoplankton) (là những sinh vật hữu cơ không bơi được trong nước , mà bám vào các sinh vật phù du khác hoặc các vật thể trôi nổi trong nước)
  10. Ấu trùng không xương sống
  11. Sản phẩm phụ từ quá trình quang hợp của tảo quang hợp cộng sinh Zooxanthellae trên san hô

 

Tham khảo trải nghiệm lặm biển khám phá san hô bền vững & chuyên nghiệp số 1 Việt Nam để khám phá thêm về sinh vật biển Phú Quốc. OnBird Phú Quốc xây dựng các trải nghiệm lặn biển kết hợp yếu tố khoa học, hiệu ứng ánh sáng để du khách trải nghiệm vẻ đẹp san hô một cách đầy đủ và chân thực nhất, du khách luôn có huấn luyện viên chuyên nghiệp kèm và hướng dẫn trong nước thay vì tự khám phá một cách thiếu an toàn.

  1. Trải nghiệm ghép cùng nhóm nhỏ (tối đa 8 người) khám phá san hô vùng lõi phía Nam Phú Quốc
  2. Trải nghiệm ghép nhóm nhỏ (tối đa 8 người) khám phá “Khu rừng san hô”: rạn san hô khỏe mạnh nhất Phú Quốc và Việt Nam
  3. Trải nghiệm riêng cho gia đình có trẻ nhỏ (số lượng tư vấn)
  4. Trải nghiệm riêng cho gia đình không có trẻ nhỏ
  5. Trải nghiệm riêng ngắm san hô cho đặc biệt cho người không muốn, không thể xuống nước

[TOUR GHÉP LẶN ỐNG THỞ NHÓM NHỎ] – KHÁM PHÁ RẠN BÁN NGUYỆT & NÚI SAN HÔ (Tối đa 8 khách)