Phú Quốc đang trở thành một “hiện tượng” du lịch năm 2022 trên tất cả các trang quảng bá du lịch Việt Nam với ấn tượng về những bãi biển xinh đẹp cùng những chuyến tour khám phá hệ thống rạn san hô tự nhiên lung linh, cảnh quan đồi núi, rừng, sông, suối đa dạng, các khu nghỉ dưỡng – giải trí phức hợp đẳng cấp quốc tế và những đặc sản có 1 0 2.
Nhưng ít ai biết, đằng sau vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa tráng lệ ấy, Phú Quốc cũng ẩn chứa những dấu vết, sự kiện lịch sử thú vị không kém. Tuy Phú Quốc chỉ là một vùng đảo mới được cộng đồng người Việt – Hoa khai hoang cách đây hơn 300 năm nhưng không ít du khách đến Phú Quốc lại tỏ ra vô cùng thích thú khi được nghe kể về những mẩu chuyện lịch sử nho nhỏ, những huyền tích mà cha ông đã để lại trên mảnh đất giàu có tài nguyên này. Ngày hôm nay, OnBird xin giới thiệu đến du khách 5 điều thú vị về lịch sử Phú Quốc ít người biết.
MAIN CONTENTS
- 1. Lịch sử khai hoang – Từ một vùng đất hỗn loạn
- 2. Đến sản vật cực kỳ quý hiếm – xứ sở trầm hương của miền Tây Nam Bộ
- 3. Và là nơi cư trú của Thần khuyển Đại Tướng Quân
- 4. Với nhà thùng nước mắm của thế giới có lịch sử 200 năm đong đầy-100 năm bị mạo danh
- 5. Sau cùng là Hồ Tiêu – Gia vị Vàng của Đất Núi Lửa
1. Lịch sử khai hoang – Từ một vùng đất hỗn loạn
Những dấu tích đầu tiên của thời kỳ Văn hoá Óc Eo (Thế kỷ V TCN) được tìm thấy tại bãi Trường chứng tỏ Phú Quốc là một vùng đất định cư lâu đời. Mãi đến năm 1671, một thương nhân người Hoa tên Mạc Cửu cùng gia khuyến của mình chạy nạn từ Lôi Châu, Quảng Đông đến vùng đất phía Nam của Đang Trong (khi đó thuộc đất Chân Lạp) Sihanoukville xin tị nạn và lập Hà Tiên Trấn. Đảo Koh Tral trở thành nơi quần tụ của cộng đồng lưu vong người Hoa từ khắp nơi trên vịnh Thái Lan, sau đó được đổi tên thành đảo Phú Quốc.
Năm 1714, Mạc Cửu tự xin sáp nhập vùng đất này [toàn bộ vùng Hà Tiên Trấn] vào Đàng Trong của Chúa Nguyễn (Nam Việt Nam), Hà Tiên trấn ngày càng phát triển thịnh vượng, nạn cướp biển xung quanh Phú Quốc được dẹp yên. Cộng đồng lưu vong người Việt đến đây ngày một nhiều và trở thành số đông.
Khi thực dân Pháp đặt chân đến đây, đã công nhận nó thuộc về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và tiến hành xây dựng những trại giam được gọi là Nhà Lao Căn Cây Dừa và tiếp tục được chính quyền Sài Gòn trưng dụng, mở rộng thành trại giam tù binh Cộng sản.
Năm 1975, quân Khmer Đỏ tiến hành cuộc xâm lấn lên đảo Thổ Chu (một đảo thuộc quần đảo Phú Quốc) và tàn sát hơn 500 người Việt. Đây cũng được xem là sự kiện Phú Quốc bị quấy nhiễu lần cuối suốt từ đó đến nay.
2. Đến sản vật cực kỳ quý hiếm – xứ sở trầm hương của miền Tây Nam Bộ
Ít ai biết rằng, Phú Quốc còn có một loại đặc sản khác: Trầm Hương.
Đây chính là thứ sản vật cực hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Ngay khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến đây, họ đã gọi nơi này là vùng đất của trầm hương. Do tính chất khí hậu nhiệt đới đại dương điển hình, thổ nhưỡng đặc biệt và giống cây dó bầu đặc hữu, Phú Quốc có đặc sản trầm hương với chất lượng tốt hơn trên đất liền.
Năm 1992, sư Thích Giác Nhi đến Phú Quốc tu tập, phát tâm muốn nhân giống cây để gầy rừng dó bầu để làm công tác thiện nguyện. Sau đó sư trở về lại đất liền và gieo trồng những vườn dó bầu tạo trầm đầu tiên tại Núi Chứa Chan, Đồng Nai, vốn có nguồn gốc đặc hữu từ Phú Quốc.
Năm 2019, người dân đã phát hiện thêm một khu dó bầu tạo trầm hương với diện tích lớn sau nhiều năm vắng bóng tin tức về trầm hương Phú Quốc. Chính quyền sở tại đã bắt đầu quy hoạch lại đất đai để phát triển giống cây dó bầu đặc hữu này, với mong muốn đưa Thương hiệu Trầm hương Phú Quốc hồi sinh trở lại sau 200 năm gần như lãng quên.
.
3. Và là nơi cư trú của Thần khuyển Đại Tướng Quân
Chắc hẳn bạn đọc đã từng nghe nói đến Tứ Đại Thần Khuyển của Việt Nam, gồm có: Chó Bắc Hà, chó Cộc Đuôi H’mong, chó Lài và đặc biệt kể đến là Chó Phú Quốc.
- Nguồn gốc: Trước đây nhiều người từng cho rằng chó Phú Quốc có nguồn gốc từ thực dân Pháp, khi Pháp đưa loài chó này lên đảo. Tuy nhiên những điều này không có căn cứ chính xác, dựa trên các sự kiện lịch sử và suy luận biện chứng: chó Phú Quốc và giống chó xoáy Thái Lan có cùng một gốc, giống chó này khả năng cao được đưa vào Việt Nam thông qua các lần quân Xiêm xâm phạm Đàng Trong. Vì là giống chó săn nên chúng được quân lính Xiêm sử dụng cho các đợt tấn công trong rừng, bởi Đang Trong khi đó là một vùng rừng rậm nhiệt đới, đầm lầy. Giống cho xoáy theo đó đã có mặt tại Việt Nam và có thể đã lưu lạc tới Phú Quốc theo chân của Nguyễn Ánh (Gia Long) khi chạy trốn khỏi quân Tây Sơn ra đảo Phú Quốc. Hoặc trước đó chúng đã được những ngư dân Thái, Cam lưu lạc tránh trú bão tại đảo bỏ lại.
- Những câu chuyện nửa hư nửa thực: Lúc người Hoa đến đây định cư, đã thấy giống chó này sinh sống trong rừng nguyên sinh, rất giỏi săn bắt và khá thân thiện với con người. Nhiều câu chuyện chó Phú Quốc dùng lá cây cứu người bị rắn cắn, hay tình nguyện dẫn đường cho người đi rừng vẫn được truyền miệng tại Phú Quốc qua nhiều đời. Dù là thế nhưng trong việc săn bắt, chó Phú Quốc lại vô cùng tinh anh và hung dữ, đặc tính bảo vệ lãnh thổ của giống này cao hơn hẳn các loài trong đất liền. Một khi chúng đã xác định được lãnh thổ, sẽ quyết tử nếu có loài xâm nhập “trái phép”. Chính lý do đó mà dưới thời vua Gia Long, ông đã chọn nuôi 4 chú chó Phú Quốc và thậm chí sắc phong thành bậc khai quốc công thần: Thần Khuyển Đại Tướng Quân.
4. Với nhà thùng nước mắm của thế giới có lịch sử 200 năm đong đầy-100 năm bị mạo danh
- Thứ gia vị xa xỉ của người giàu thời Pháp thuộc
Theo các ghi chép của người Pháp để lại, nước mắm được đánh giá là thứ vật thực quan trọng của người An Nam. So với nước mắm ở các tỉnh ven biển Trung kỳ (Thanh Hóa – Quảng Bình – Huế- Đà Nẵng- Bình Thuận-…), nước mắm Phú Quốc tuy không phổ biến bằng nhưng về độ ngon lại khó có vùng nào sánh được. Nước mắm nhĩ Phú Quốc dưới thời Đông Dương thuộc Pháp thường được các gia đình địa chủ, quan chức An Nam cao cấp ưa dùng.
Khắp Việt Nam, ở đâu ta cũng có tìm thấy cơ sở sản xuất nước mắm, nhưng về tiêu chí chất lượng thì gần như chỉ có Phú Quốc mới hội đủ: Lượng đạm của cá cơm, quy trình chế biến, sự khắt khe trong việc chọn lựa nguồn muối,… điều này dẫn đến sự khan hiếm của nó.
Ngày nay với công nghệ hiện đại, những nhà thùng nước mắm trên đảo đã có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường tăng cao, vì vậy giá thành cũng hợp lý hơn nhằm tiếp cận nhiều hơn với người dùng.
- Giả mạo và chứng nhận thương hiệu
Chính vì sự nổi tiếng về độ thơm ngon mà thương hiệu nước mắm Phú Quốc liên tục bị đánh cắp bản quyền và làm giả bởi các nước láng giềng (Trung Quốc, Thái Lan,…). Năm 2006, nước mắm Phú Quốc được hỗ trợ đăng bạ chỉ dẫn địa lý tại Châu Âu. Tháng 7/2013, Liên minh Châu Âu (EU) công nhận nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt chỉ dẫn địa lý. Đến dự có phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn và Đại sứ cộng hòa Pháp.
5. Sau cùng là Hồ Tiêu – Gia vị Vàng của Đất Núi Lửa
Lịch sử cây tiêu đầu tiên có nguồn gốc từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) được đem đến Hà Tiên trấn bởi những người ngư dân Hoa kiểu dưới trướng tướng Mạc Cửu.
Thuở người Hoa gốc đảo Hải Nam mới đến đây, Phú Quốc vốn không hề có những nông trường hồ tiêu rộng lớn như bây giờ. Vì nhu cầu sử dụng tiêu làm gia vị của người Hoa rất lớn nên họ tự mang theo giống trên đảo Hải Nam để trồng trọt, thu hoạch phục vụ trong phạm vi gia đình. Lâu dần, hồ tiêu trở thành một nguồn kinh tế nông nghiệp chủ đạo trên đảo vì sự thơm nồng đặc biệt của nó khiến các thương nhân khao khát có được sản vật này mang đi buôn bán khắp nơi.
Với 5 điều thú vị về lịch sử Phú Quốc ít người biết trên đây, OnBird tự hào rằng Phú Quốc không chỉ là một vùng đất của “thiên đường bãi biển” mà còn là nơi ẩn chứa những giá trị lịch sử văn hóa lý thú, những câu chuyện tạo nên sức gợi về một vùng đất được thiên nhiên ưu ái vô cùng.
Cùng theo OnBird khám phá Phú Quốc qua những hành trình mới – ít người biết đến tại đây
Tham gia cộng đồng Facebook “Phú Quốc Charming” nơi chúng tôi chia sẻ về những trải nghiệm tránh đám đông khám phá vẻ đẹp ít người biết của đảo Phú Quốc.