BIẾT TẤT 4 ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA LẶN ỐNG THỞ (SNORKELING) & LẶN BÌNH KHÍ (SCUBA DIVING)

OnBird Phú Quốc là công ty đầu tiên tại Việt Nam xây dựng các trải nghiệm khám phá sinh vật biển chuyên sâu, kết hợp các yếu tố khoa học tại vùng biển Phú Quốc Việt Nam. Hơn cả một hoạt động lặn biển thông thường, các trải nghiệm khám phá đa cấp độ cùng OnBird giúp du khách có sự khám phá lý thu hơn, hiểu hơn về thế giới dưới mặt nước đầy kỳ bí cũng như truyền tải thông điệp khám phá biển bền vững.

Nếu là một tín đồ yêu thích lặn biển thì chắc hẳn bạn đã từng nghe đến hai khái niệm là: Lặn ống thở (Snorkeling) và Lặn bình khí (Scuba Diving). Bài viết này, OnBird sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt của hai loại hình này để bạn có sự lựa chọn phù hợp cho những chuyến lặn biển tại Phú Quốc sắp tới. Hai loại hình có những cấp độ trải nghiệm khác nhau, kỹ thuật xử lý khác nhau, mức độ chuyên nghiệp khác nhau sẽ đem tới các trải nghiệm khác nhau.

Hiểu một cách đơn giản:

  • Lặn với ống thở (Snorkeling): là bộ môn sử dụng các thiết tối giản chỉ gồm ống thở, chân vịt, kính lặn để trải nghiệm khám phá các vùng nước nông từ 1 – 10m. Lặn ống thở (snorkeling) không đơn giản như nhiều người nghĩ, yêu cầu người tham gia có kỹ năng xử lý bề mặt nước tốt cũng như luyện kỹ năng lặn để đạt tới các cấp độ cao hơn. 
  • Lặn bình khí (Scuba Diving): là lặn với bình dưỡng khí, không giống như lặn ống thở khi người tham gia phải có kỹ năng cao hơn mới có thể lặn được xuống nước thì lặn bình khí dựa chủ yếu vào các thiết bị kỹ thuật để lên xuống trong nước và khám phá các độ sâu từ 5 – 40m (loại hình lặn du lịch). 

 

Sau đây là những phân tích chuyên sâu về 4 điểm khác nhau mà OnBird tổng hợp về hai hình thức lặn biển Snorkeling và Scuba Diving:

 

1. Trang thiết bị hỗ trợ:

Snorkeling (lặn với ống thở) là hình thức lặn gần mặt nước với việc sử dụng bộ ba FMS (fin, mask, snorkel): chân vịt, kính lặn, ống thở. 

Khác với các loại kính bơi thông thường, kính lặn tiêu chuẩn nửa khuôn mặt (không phải các loại kính full face – toàn bộ khuôn mặt) sử dụng trong Snorkeling được thiết kế giúp bảo vệ không cho nước tràn vào mặt và mũi của bạn trong khi bạn úp mặt xuống nước, kết hợp với đó là ống thở giúp bạn giữ mặt mình chìm dưới nước nhưng vẫn có thể thở ổn định, không ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

 

Trong khi đó, Scuba Diving (lặn có bình dưỡng khí) là hình thức lặn biển có sự hỗ trợ của một số thiết bị thở dưới nước ví dụ như: Mặt nạ lặn chuyên dụng và phù hợp với bạn, trang phục lặn biển, thiết bị hỗ trợ nổi, bình khí nén với bộ điều chỉnh bình dưỡng khí và vây bơi, vì vậy đòi hỏi một số yêu cầu cao hơn từ du khách.

 

2. Khả năng chuyên môn:

Đối với cả ặn bình khí (Scuba Diving) chỉ yêu cầu khả năng bơi cơ bản do đã có mọi thiết bị hỗ trợ, trong khi đó lặn ống thở (Snorkeling) sẽ yêu cầu kỹ năng bơi ở mức cao hơn nếu người tham gia muốn trải nghiệm sâu, đối với lặn ống thở hay bình khí thì người chưa biết bơi cũng có thể tham gia ở mức độ sơ cấp và mất một khoảng thời gian ngắn để làm quen thiết bị, lấy tự tin. Bên cạnh đó, lặn ống thở (snorkeling) là hình thức được các “tay lặn” tự do chuyên nghiệp lựa chọn để thỏa sức khám phá thế giới đại dương mà không cần phải phụ thuộc vào bình dưỡng khí, trải nghiệm này thực sự tuyệt vời khi được hòa mình vào làn nước trong vắt và ngắm nhìn những loại san hô, những loài cá và thủy tảo dưới đáy biển đang khoe sắc, cảm giác mà OnBird tin chắc sẽ không thể nào quên được. Vì vậy, đây là loại hình lặn biển phù hợp với nhiều đối tượng, trình độ lặn biển và nhu cầu khám phá khác nhau của du khách.

A Korean girl exploring the Coral Mountain, Phu Quoc Island, Vietnam
Nữ du khách Hàn Quốc trải nghiệm lặn ngắm ống thở chuyên nghiệp tại Núi San Hô, Phú Quốc – Ảnh: OnBird Phú Quốc

 

Vậy không biết bơi có thể tham gia các hình thức lặn biển này được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Đối với hình thức Snorkeling thì bạn có thể cần đến sự trợ giúp của những người hướng dẫn hoặc có thể sử dụng áo phao để giúp mình nổi trên mặt nước và ngắm nhìn hệ sinh thái dưới biển ở những khu vực phù hợp. Tuy nhiên, nếu không biết bơi hoặc bơi không tốt, bạn chỉ có thể bơi ngắm san hô.

Ví dụ một trải nghiệm tuyệt vời tại Núi San Hô Phú Quốc, nằm cách thị trấn An Thới 16 km về phía nam cùng những rạn san hô Bắp Cải nằm trong vùng nước nông với độ sâu 0,2 đến 2.5m với tạo hình nhấp nhô như những dãy núi mọc trùng trùng điệp điệp ẩn mình dưới lòng nước biển tạo cảm giác vô cùng thú vị. 

Tại OnBird, chúng tôi luôn mong muốn mang đến trải nghiệm an toàn và đáng nhớ nhất cho du khách nên mỗi tour lặn biển được tư vấn kỹ càng về vị trí, thời điểm tốt nhất để có tầm nhìn dưới nước rõ nhất, hướng dẫn cụ thể các kỹ năng cần thiết và xử lý sự cố dưới nước như thế nào? OnBird cam kết đối với những tour lặn biển đã đặt trước nhưng thời tiết không cho phép thì chúng tôi đảm bảo hoàn trả hoặc dời sang một thời điểm phù hợp hơn để giữ an toàn cho du khách.

Phu Quoc Coral Mountain at Crystal Reef - Phu Quoc Distinct & Touristy-avoiding Snorkeling Tour
(Hình ảnh vẻ đẹp tại núi San Hô Phú Quốc – chỉ cách mặt nước khoảng 0,2-2,5m)

Tuy nhiên, đối với Scuba Diving đòi hỏi bạn cần phải được đào tạo các kiến thức cơ bản về lặn biển ví dụ như: các ký hiệu ra dấu bằng tay, cách sử dụng bình dưỡng khí ,các kỹ thuật xả ép cơ bản,…phải chứng thực được tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần tốt cũng như có người hướng dẫn đi theo. Nếu là lần đầu tham gia loại hình này, bạn chỉ được lặn với độ sâu tối đa từ 4-6m trong thời gian khoảng 20 phút để đảm bảo an toàn. Còn nếu muốn lặn sâu hơn từ 12m trở lên, thì người tham gia phải được đào tạo một khóa lặn khoảng 3 ngày để được cấp chứng chỉ Open Water Diver của hiệp hội lặn biển quốc tế SSI hoặc PADI.

Qua đó có thể thấy được loại hình lặn biển Snorkeling có nhiều ưu thế vượt trội và được nhiều du khách  lựa chọn cho hành trình khám phá đại dương của mình.

Lặn Bình Khí (Scuba Diving) Cho Người Mới tại Phú Quốc, Việt Nam

 

3. Thời gian và độ sâu phù hợp dưới nước

Như đã đề cập ở trên, Snorkeling là lặn gần mặt nước, vì vậy đối với những du khách không biết bơi hay khả năng bơi lội còn thấp để đảm bảo có thể quan sát được hệ sinh thái dưới biển thì bạn sẽ được đưa đến những hệ sinh thái không quá sâu. Tuy nhiên, tùy theo khả năng và thể trạng của mình, bạn hoàn toàn có thể thỏa sức lặn ở những vùng nước sâu hơn và thời gian mà bạn mong muốn để khám phá thêm nhiều điều thú vị tại thiên đường dưới đáy biển, bởi vì ống thở có khả năng cung cấp đủ không khí cho bạn trong quá trình lặn biển.

Ở Phú Quốc, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được những địa điểm lặn biển phù hợp từng trình độ cũng như hình thức khác nhau như ở rặng san hô Bán Nguyệt (2 – 8m), rặng san hô U-Turn (2 – 12m) hay rặng san hô Pha Lê – ở núi San Hô (0.2 – 4m)

Phu Quoc touristy-avoiding snorkeling tour to explore Anemone at Half-moon Reef
Với khả năng lặn tốt, bạn hoàn toàn có thể lặn với ổng thở ở độ sâu 6m dưới mặt nước tại Rặng san hô Bán Nguyệt – Phú Quốc như trong hình

 

Đối với Scuba Diving thì để lặn được ở những vùng sâu hơn thì bắt buộc bạn cần phải được hỗ trợ lượng khí trong bình dưỡng khí cao hơn để đảm bảo an toàn, bởi vì khi lặn càng sâu thì khả năng tiêu tốn nhiều không khí trong bình sẽ nhanh hơn và thời gian cho hoạt động này kéo dài không quá 30 phút để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho du khách.

 

4. Mức độ nguy hiểm và rủi ro gặp phải 

Snorkeling nhìn chung tương tối an toàn và không có nhiều rủi ro. Mối nguy hiểm đáng lo ngại của hình thức này đó là việc ống thở của bạn bị khuất tầm nhìn từ xa đối với các thuyền có động cơ hay ván trượt phản lực, tuy nhiên các tour lặn biển hiện nay đã có các kế hoạch cụ thể để đảm bảo an toàn tại vùng lặn của bạn. Ngoài ra, nếu không cẩn thận bạn có thể bị đứt tay, trầy xước nhẹ khi va phải vào vách đá hay các rạn san hô cứng và không tránh khỏi việc bạn bị tác động bởi các thực thể dưới biển như sứa, bọ,…

Đối với Scuba Diving, vì là hình thức lặn đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn nên rất dễ hiểu khi nó có nhiều rủi ro hơn trong lúc lặn biển. Mối nguy hiểm đó có thể đến từ việc bạn thực hiện không đúng cách các yêu cầu được hướng dẫn hay đến từ thiết bị lặn bị trục trặc không mong muốn … điều này có thể dẫn đến việc giảm áp lực hoặc thậm chí là chết đuối.

 

Lưu ý:

Đối với loại hình Snorkeling thì bạn có thể nín thở một cách an toàn bất cứ khi nào. Nhưng riêng hình thức Scuba Diving thì việc nín thở lại cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân là gì nhỉ?

Như bạn cũng biết, khi lặn xuống càng sâu thì áp lực của nước lên cơ thể càng lớn dẫn đến việc không khí bên trong cơ thể của bạn bị nén lại. Nếu quá trình hít thở được diễn ra bình thường thì sẽ không quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng một quả bóng bị bơm căng hơn thì nguy cơ nổ của nó rất cao, cũng giống như không khí trong cơ thể bị giữ lại quá lâu thì phổi của bạn có thể bị rách hoặc xẹp xuống từ đó gây áp lực lên tim và có thể dẫn đến tử vong.

 Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng thật ra đó chỉ là những mối nguy hiểm mà OnBird đề cập để trải nghiệm  lặn và hòa mình vào các hệ sinh thái biển của bạn được diễn ra một cách an toàn và đáng nhớ nhất.

Để đảm bảo an toàn hệ sinh thái biển, mọi người tuyệt đối không chạm hay bẻ san hô, bởi vì mỗi năm chúng chỉ lớn lên được khoảng 1-3cm (tùy loại) ngoài tự nhiên trong điều kiện sinh trưởng lý tưởng, vậy nên để có những rặng san hô mà chúng ta ngắm hiện nay chúng đã phải trải qua hàng trăm năm phát triển và đặt biệt nên sử dụng những loại kem chống nắng không ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật biển.

 

Qua phân tích 4 điểm khác nhau chính giữa hai hình thức lặn biển: Snorkeling và Scuba Diving, sau đây là những ưu điểm và hạn chế của hai hình thức này:

Uu Diem Vs Han Che Snorkeling Vs Scuba Diving

 

Với những chia sẻ của OnBird, hy vọng đã mang đến cho các bạn những kiến thức về sự khác nhau giữa hai loại hình lặn biển này.

Hãy đảm bảo một sức khỏe về thể chất và tinh thần thực tốt để có thể trải nghiệm các tour lặn biển thú vị cùng OnBird.