Lặn bình khí hay còn gọi là Scuba Diving là loại hình lặn biển với thiết bị bình dưỡng khí và thiết bị kiểm soát độ nổi (BCD: Buoyancy Control Device) (nặng và cồng kềnh hơn) so với lặn ống thở (snorkeling).
Du khách thường hiểu nhầm mục tiêu trải nghiệm giữa lặn ống thở và lặn bình khí, và cũng nhiều nhà tổ chức nghiệp dư không phân biệt được các mục tiêu trải nghiệm giữa 2 loại hình lặn ống thở và bình khí nên khiến nhiều du khách hiểu nhầm lặn bình khí khó hay cấp độ cao hơn so với lặn ống thở.
OnBird Phú Quốc là đơn vị tổ chức các hoạt động trải nghiệm biển tại Phú Quốc với các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng cao nhất xin chia sẻ thêm thông tin nâng cao trong bài viết dưới đây.
MAIN CONTENTS
I. Mục đích trải nghiệm khác với lặn ống thở
Du khách tìm kiếm ở trải nghiệm lặn bình khí không phải là khám phá rạn san hô mà là thử cảm giác ngâm mình, hít thở và ngắm cá đàn (các đàn cá lớn) ở độ sâu từ 6-40m (được gọi là lặn biển du lịch khác với lặn biển công nghiệp có thể đạt tới độ sâu hàng trăm mét). Từ quan sát và kết luận khoa học, OnBird kết luận được rằng các rạn san hô phát triển mạnh nhất trong khoảng độ sâu từ 1-8m, vì đây là khoảng các san hô cứng tiếp nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất, từ đó cũng nhận được phần lớn dinh dưỡng nuôi sống chính chúng từ các tảo quang hợp cộng sinh bên trong san hô.
Càng xuống sâu, mật độ san hô càng giảm do lượng ánh sáng mặt trời cũng suy giảm dẫn tới suy giảm lượng dinh dưỡng, từ độ sâu 15m trở đi gần như rất khó quan sát được những quần thể san hô đa dạng mà chỉ là một số ít các quần thể nhỏ về kích cỡ.
Do vậy đối với du khách mong muốn khám phá rạn san hô thì lặn bình khí không phải là lựa chọn tốt nhất mà đó là lặn ống thở (snorkeling) khám phá vùng nước nông từ 1-8m, nơi có mật độ san hô phát triển dày đặc nhất
II. Cấp độ trải nghiệm với lặn bình khí
Ngành lặn biển du lịch đã phát triển với nhiều loại hình, chứng chỉ lặn chuyên biệt khác nhau xuất phát từ nhu cầu trải nghiệm, khám phá cũng như việc thương mại hóa của các tổ chức, hiệp hội lặn để kiếm tiền. Nhưng nhìn chung lặn bình khí du lịch chia ra làm 3 cấp độ chính:
- Cấp độ sơ cấp (làm quen) dành cho người không có chứng chỉ, muốn thử trải nghiệm: độ sâu khám phá từ 2 – 6m tối đa. Đối với loại hình này chỉ cần người tham gia có ý định và đủ điều kiện sức khỏe, không yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm bơi lặn cũng có thể tham gia. Khi tham gia, Huấn luyện viên sẽ kèm, cũng như kiểm soát toàn bộ thiết bị, phương thức di chuyển, độ sâu, độ nổi cho người tham gia, du khách gần như không phải làm gì trong cấp độ này.
- Cấp độ mới (Open Water: Vùng nước mở) dành cho người đã có chứng chỉ lặn: độ sâu khám phá từ 6 – 18m tối đa. Ở cấp độ này những người đã có chứng chỉ lặn là những người đã được học về cách sử dụng thiết bị lặn bình khí, xử lý một số sự cố, an toàn lặn, kiểm soát độ nổi. Ở cấp độ này người tham gia có thể làm chủ độc lập thiết bị tuy nhiên vẫn cần đi theo sự hướng dẫn của Huấn luyện viên. Tuy nhiên cần lưu ý với người đã có chứng chỉ nhưng số lần lặn thực tế ít thì còn khá bối rồi, nên để thuần thục cần tăng số lần lặn thực tế, ở các độ sâu khác nhau, thuần thục kiểm soát độ nổi cũng như sự tự tin trong nước.
- Cấp độ nâng cao lặn từ 18 – 40m: ở cấp độ này người tham gia có thể khám phá độ sâu trên 18m đến 40m, ở độ sâu này thì các mục tiêu khám phá là cá đàn, cá lớn, xác tàu, hang động, dòng nước ngầm…Tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào địa hình của khu vực lặn, ví dụ tại Phú Quốc là vùng biển nông, rất ít vị trí có thể đạt tới 40m mà đủ điều kiện an toàn cho lặn bình khí du lịch
Ở cấp độ 2 và 3 người tham gia sẽ cần tham gia các khóa học lặn trước đó và đóng phí hiệp hội lặn để được cấp bằng, có nhiều hiệp hội lặn khác nhau trong đó có 2 hiệp hội lặn phổ biến nhất là PADI và SSI. Để duy trì trạng thái bằng lặn của mình, người tham gia sẽ cần định kỳ đi lặn và được Huấn luyện viên xác nhận trên hệ thống, đóng phí duy trì theo năm để giữ trạng thái bằng lặn còn hoạt động, có hiệu lực. Khi đã có chứng chỉ lặn, người tham gia có thể đăng ký tham gia các hoạt động lặn trải nghiệm du lịch tại các công ty lặn biển công nhận các loại chứng chỉ này, một số công ty chỉ hoạt động cho hiệp hội PADI hoặc SSI thì chỉ nhận một trong 2 chứng chỉ trên tuy nhiên OnBird Phú Quốc có đầy đủ Huấn luyện viên đạt tiêu chuẩn của cả hai hiệp hội do đó có thể chấp nhận bất cứ loại chứng chỉ nào do 2 hiệp hội này cung cấp.
III. Chuẩn bị gì trước khi lặn bình khí
Người tham gia trải nghiệm lặn bình khí cần lưu ý một số điều sau đây:
Cũng giống như lặn ống thở, lặn bình khí là hoạt động thể chất liên quan tới nước, có tính vận động mạnh, thời gian trong nước lâu do vậy OnBird xin liệt kê khoảng 26 chứng bệnh không đủ điều kiện để tham gia lặn bình khí hay ống thở, giúp du khách nhận biết các rủi ro, tránh nguy cơ mất an toàn khi đi du lịch.
- Bất thường của màng nhĩ, ví dụ như thủng hoặc viêm tai giữa
- Chóng mặt bao gồm cả chứng bệnh rối loạn tai mũi họng (Meniere’s Disease)
- Phẫu thuật cắt bỏ xương bàn đạp hoặc tái tạo tai giữa
- Phẫu thuật mắt gần đây
- Rối loạn tâm thần bao gồm sợ bị giam cầm, có ý định tự tử, rối loạn tâm thần, lo âu trạng thái, trầm cảm không được điều trị
- Lạm dụng chất gây nghiện, bao gồm cả nghiện rượu
- Mất ý thức từng cơn
- Tiền sử động kinh
- Tiền sử đột quỵ hoặc suy giảm thần kinh cục bộ focal neurological deficits
- Rối loạn thần kinh tái phát, kể cả cơn thiếu máu não thoáng qua
- Tiền sử phình mạch nội sọ, dị dạng mạch máu khác hoặc nội sọ xuất huyết
- Tiền sử bệnh suy nhược thần kinh có di chứng thâm hụt
- Chấn thương đầu có di chứng
- Rối loạn huyết học bao gồm rối loạn đông máu
- Có bằng chứng bệnh mạch vành hoặc nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành
- Thông liên nhĩ (ASD) – Atrial septal defects
- Bệnh van tim – Sa Van Hai Lá (MPV)
- Bất thường về nhịp tim hoặc dẫn truyền
- Cấy máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim (ICD)
- Khả năng chịu đựng tập thể dục không đầy đủ
- Cao huyết áp nặng
- Tiền sử tràn khí màng phổi tự phát hoặc chấn thương
- Hen suyễn
- Bệnh phổi mãn tính, bao gồm bằng chứng chụp X-quang về bóng khí phổi, bóng khí,hoặc u nang
- Đái tháo đường
- Mang thai
Điều kiện về nghỉ ngơi sau ca lặn cuối cùng: tham gia lặn bình khí du lịch với độ sâu tối đa 40m, du khách sẽ hít thở các dạng khí nén khác nhau.
Ví dụ như đối với lặn sơ cấp (trải nghiệm) cho người không có bằng với độ sâu tối đa 6m thì loại khí được nén trong bình là oxy tinh khiết, nhưng nếu lặn từ 6m trở lên thì nếu sử dụng oxy tinh khiết sẽ dẫn tới ngộ độc oxy.
Đối với người lặn từ độ sâu 7 – 18m thì loại khí nén được sử dụng có thành phần 21% oxy, 78% nitơ và 1% là khí khác (chủ yếu là argon) giống với không khí tự nhiên chúng ta đang hít thở.. Tùy theo độ sâu cấp độ trải nghiệm mà các thành phần khí nén sẽ khác nhau, đi sâu hơn nữa sẽ cần nén các loại khí khác để đảm bảo an toàn, kéo dài thời gian lặn, giảm các bệnh nguy cơ tới giảm áp.
Khi hít thở các bọt khí sẽ đi vào trong mạch máu, do vậy các loại khí nén khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau về thời gian để giúp các loại bọt khí này bị hòa tan trong máu tránh việc thay đổi áp suất khiến chúng vỡ ra gây tổn hại mạch máu, dẫn tới tử vong hoặc các bệnh liên quan tới giảm áp, xương khớp.
Cụ thể người tham gia lặn bình khí sau khi kết thúc sẽ cần tối thiểu 12 tiếng (đối với cấp độ sơ cấp chưa có bằng) và 24 tiếng đối với cấp độ lặn nâng cao từ 8 trở lên để nghỉ ngơi, không tham gia các chuyến bay để tránh việc thay đổi áp suất gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.
III. Lặn bình khí cùng OnBird Phú Quốc
OnBird cung cấp các trải nghiệm lặn bình khí tại Phú Quốc với đầy đủ cấp độ khám phá từ 5 – 18m phù hợp theo địa hình của vùng biển Phú Quốc.
Lặn bình khí cho người chưa có bằng
Lặn bình khí riêng mọi cấp độ
IV. Lặn Ống Thở chuyên nghiệp
Đối với những du khách có mong muốn được trải nghiệm, luyện thêm kỹ năng, trải nghiệm thực tế rạn san hô một cách đầy đủ có thể tham gia hành trình trải nghiệm lặn ống thở chuyên nghiệp & khoa học cùng OnBird với nhóm nhỏ tối đa chỉ 8 thành viên tham gia trên mỗi trải nghiệm
[HÀNH TRÌNH GHÉP] – KHÁM PHÁ SAN HÔ TỰ NHIÊN VÙNG LÕI NAM ĐẢO PHÚ QUỐC (Tối đa 8 -9 khách)