Trước khi đọc bài viết sau, bạn hãy dành vài giây để quan sát bức ảnh sau nhé!
Bạn nghĩ đây là một cảnh tượng rất tuyệt vời phải không? Bạn ước sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh tượng này khi lặn ngắm san hô?
Đây là một cảnh quay trong bộ phim tài liệu “Chasing Coral” (Truy Tìm Rặng San hô) khiến người xem phải nín thở trước vẻ đẹp không thể diễn tả bằng lời của một rạn san hô đầy sắc màu ở New Caledonia. Cảnh tượng này là sự biến đổi tuyệt vời nhất trong tự nhiên.
Một số cảnh quay san hô tại Phú Quốc (Đọc thêm về các rạn san hô Phú Quốc và các thông tin loài san hô tại Phú Quốc)
Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, đây chính là một giai đoạn chết chóc vô cùng đẹp đẽ của san hô.
Người xem sẽ ngạc nhiên vô cùng, san hô tự tạo ra “kem chống nắng hóa học” để bảo vệ bản thân khỏi sự ấm lên của nước biển. Màu sắc tuyệt đẹp của san hô đến từ một loại tảo có tên là Zooxanthellae, sống bên trong các mô của chúng. Loại tảo này cộng sinh, cung cấp 90% dinh dưỡng cho san hô thông qua quá trình quang hợp, cung cấp năng lượng cho san hô, cho phép chúng phát triển. Từ những tác động bên ngoài như nhiệt độ hoặc ô nhiễm, khiến loại tảo cộng sinh tiết ra các chất oxy hóa khiến san hô bị căng thẳng, chúng sẽ phản ứng bằng cách trục xuất loại tảo này ra ngoài, để lại một bộ xương trong suốt mà ta gọi là ‘tẩy trắng’. San hô vẫn sống khi chúng tẩy trắng, nhưng chúng có nguy cơ – về cơ bản bị suy giảm miễn dịch – và cuối cùng chết đói, chuyển sang màu nâu sẫm.
Những trạng thái này âm thầm diễn ra ngay dưới một thuyền (nhà hàng nổi) mà phía trên khách du lịch tiệc tùng và xả rác ngay xuống khu vực bãi biển này. Nhóm làm phim đã phải băng qua boong của chiếc thuyền để tiếp cận một phần của rạn san hô và ghi lại sự diệt vong trong câm lặng mà không vị khách nào hay biết.
Cảnh tượng ấy ám ảnh nhiều người về cách mà san hô tự nói lên thông điệp:
“Hãy nhìn chúng tôi này, làm ơn hãy chú ý!”
Bộ phim tài liệu Chasing Coral (Truy Tìm Rạn San Hô) ra mắt năm 2017 về hành trình của một nhóm thợ lặn, nhà khoa học và nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới ghi lại sự biến mất của các rạn san hô. Bộ phim là một lời cảnh tỉnh, một hồi chuông cảnh báo về sự suy kiệt của tự nhiên do tác động tiêu cực mà chính con người gây nên.
Những Rạn San Hô Tự Nhiên Đẹp Nhất Phú Quốc Dành Cho Người Yêu Khám Phá
MAIN CONTENTS
- I. VẬY SAN HÔ QUAN TRỌNG ĐẾN MỨC NÀO MÀ MỌI NGƯỜI ĐỀU NÓI VỀ CHÚNG?
- II. NHỮNG MỐI NGUY MÀ RẠN SAN HÔ ĐANG ĐỐI MẶT
- III. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RẠN SAN HÔ
- IV. OnBird Phát Triển Kỹ Thuật Đá Sinh Học Hỗ Trợ Phục Hồi Rạn San Hô Phú Quốc
- V. Một Số Hình Ảnh Về San Hô Bị Tẩy Trắng Tại Phú Quốc 2024
- V. 7 Lời Khuyên để có những chuyến lặn biển có trách nhiệm với môi trường tại đây.
I. VẬY SAN HÔ QUAN TRỌNG ĐẾN MỨC NÀO MÀ MỌI NGƯỜI ĐỀU NÓI VỀ CHÚNG?
Được mệnh danh là rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển, các rạn san hô mang đến nhiều giá trị đối với hệ sinh thái biển và con người phải kể đến như:
- Tuy chiếm một lượng nhỏ dưới đại dương nhưng các rạn san hô được xem là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ biển, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa. Các rạn san hô là nơi sinh sống của khoảng 25% tổng số sinh vật biển, bao gồm hơn 4.000 loài cá và hơn 70% cá rạn san hô con thích mùi san hô sống. Nếu không có rạn san hô những loài cá này không thể sinh tồn trước những loài săn mồi, dần dẫn tới mất cân bằng sinh thái và đứt gãy chuỗi cung ứng thức ăn toàn cầu mà còn gọi là đại tuyệt chủng, ảnh hưởng trực tiếp tới con người.
- Là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài sinh vật dưới biển thông qua các chu trình sinh địa hóa.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo vành đai bảo vệ bờ biển, ngăn cản sóng lớn, gió, bão, ngập lụt, làm chậm dòng chảy để chống xói mòn,…Chúng giúp bảo vệ bờ biển khỏi ảnh hưởng của bão.
- Hơn thế, với vẻ đẹp kỳ thú của mình, các rạn san hô là nét đặc trưng thu hút du khách trong và ngoài nước, chúng giúp các công ty du lịch cung cấp những tour lặn ngắm san hô kết hợp, cũng như là nguồn sinh kế cho nhiều thế hệ ngư dân làm nghề chài lưới giúp phát triển nguồn lợi về kinh tế và du lịch địa phương. Ước tính có khoảng 500 triệu người kiếm được sinh kế từ nguồn khai thác thủy sản và các cơ hội du lịch mà các rạn san hô mang lại.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí Các-bon đioxit (CO2) khi tảo zooxanthellae sống cộng sinh cùng san hô hấp thụ các-bon trong không khí thông qua quá trình quang hợp để chuyển hóa thành thức cho san hô, san hô lại chuyển hóa thành dạng đá canxi (tiết ra canxi để xây dựng bộ xương của mình) từ đó lưu giữ một phần các-bon giữ dưới đáy biển. Cũng giống như con người, san hô cũng cần hấp thụ khí oxy khi hô hấp, quá trình này phát thải ra một lượng các-bon đioxit nhất định, tuy nhiên lượng các-bon đioxit được hấp thụ cao hơn lượng phát thải bởi san hô.
Giáo sư KH Biển Stephen Palumbi tại ĐH Stanfood từng nói: “If you were to pick an ecosystem on which human well-being pivots, coral reefs would be up there in the top three.” Tạm dịch: “Nếu bạn chọn một hệ sinh thái mà ở đó hạnh phúc của con người là quan trọng nhất, thì các rạn san hô sẽ ở top 3 trong số đó.”
II. NHỮNG MỐI NGUY MÀ RẠN SAN HÔ ĐANG ĐỐI MẶT
Mang lại nhiều giá trị là thế nhưng các rạn san hô cũng đối mặt với nhiều mối đe dọa ảnh hưởng đến sự sống còn của mình đến từ thiên nhiên, con người và các thiên địch khác.
Thiên nhiên
- Những con sóng lớn từ các cơn bão có thể là nguyên nhân phá vỡ hoặc san phẳng các đầu san hô lớn.
- Các rạn san hô cũng dễ bị đe dọa bởi sự sụt giảm của thủy triều khi mật nước quá thấp để lộ các đầu san hô dưới những tia bức xạ của mặt trời có thể làm khô các mô san hô này.
- Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao khiến cho nước biển ấm lên. Chỉ cần nhiệt độ tăng lên 1 độ C cũng có thể gây ra vấn đề cho sự cân bằng trong mối quan hệ cộng sinh của tảo và san hô mất đi. Trong khi tảo cộng sinh đáp ứng cho san hô tới 80% nhu cầu thức ăn tổng số của chúng. Việc phá vỡ mối quan hệ cộng sinh của tảo và san hô khiến cho cho bộ khung của san hô tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp khiến san hô bị tẩy trắng và chết dần.
Con người
- Với sự phát triển của các hoạt động khai thác và đánh bắt nguồn lợi thủy sản cũng như các tour lặn biển không được thiết thế một cách phù hợp chỉ tập trung vào nguồn lợi kinh tế mà không có các biện pháp bảo vệ thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến các rạn san hô.
- Ý thức của du khách khi tham gia các hoạt động lặn ngắm san hô như xả rác, tác động làm thay đổi cấu trúc tự nhiên, sử dụng kem chống nắng có các chất ảnh hưởng đến môi trường sống của san hô, giẫm đạp khi tham gia các tour ngắm san hô nghiệp dư, neo đậu tàu vô ý thức bởi các tàu thuyề du lịch…
- Ngoài ra, ở một số vùng biển tại Việt Nam còn có tình trạng là chơi san hô mỹ nghệ (xây đá mỹ nghệ, hòn non bộ, trang trí nhà cửa. Người ta không phải bẻ san hô mà đặt mìn. Từng mảng san hô tan ra, nát gãy, hốt lên ghe chở về nấu vôi.
Chính nhận thức của con người trong việc bảo vệ các rạn san hô là điều rất quan trọng đến sự sống còn của chúng.
Thiên dịch
Với những lợi ích mà mình mang lại, các rạn san hô luôn được các sinh vật như sao biển hộp, sao biển gai, giun biển, bọ ngựa, cua, ốc,… săn mồi trên các mô mềm bên trong của Polyp san hô, trong trường hợp quần thể ăn thịt trở nên quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài san hô.
III. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RẠN SAN HÔ
Những hình ảnh rạn san hô trước và sau khi bị ảnh hưởng của các nhân tố tác động, nếu không thực sự nhìn thấy thì chúng ta sẽ khó có thể cảm nhận được sự mất mát to lớn của chúng. Vì vậy nếu không muốn nhìn thấy những “cánh rừng” san hô rơi vào cảnh này thì bản thân mỗi chúng ta cần hành động ngay bây giờ để chung tay bảo vệ san hô Phú Quốc bằng các hành động như:
- Thành lập các vườn ươm san hô để nhân giống và phát triển cấy ghép các rạn san hô vào thiên nhiên thay thế cho những rạn san hô bị chết, lão hóa
- Trồng tái tạo rạn san hô (biện pháp OnBird đang áp dụng để tái tạo, che phủ một phần những vị trí san hô bị tổn thương do hoạt động du lịch thiếu trách nhiệm: dẫm, đứng hay neo tàu vào san hô)
- Tham gia các hoạt động thu gom rác, cắt lưới ma cùng hướng dẫn viên của Onbird, các tổ chức tình nguyện,…
- Chung tay ủng hộ các dự án, các trung tâm bảo tồn, các tổ chức hoạt động vì môi trường biển có các hoạt động bảo vệ rạn san hô và các thực thể hữu ích với san hô như cá mó vẹt, ốc tù và,… kiểm soát sự phát triển của thiên địch ở các vùng biển Việt Nam như như: Bảo tàng Đại Dương học, SASA team, trang cung cấp thông tin kiến thức: sanhovietnam.vn
- Thực hiện neo đậu các phương tiện dưới nước một cách phù hợp
- Tham gia du lịch khám phá có trách nhiệm, sử dụng các phương pháp chống nắng thân thiện san hô
- Ưu tiên lựa chọn các tour lặn khám phá có sự nghiên cứu về địa điểm, thời gian, điều kiện thủy văn, tôn chỉ hoạt động hướng đến bảo vệ các rạn san hô, lựa chọn các rạn san hô khỏe và đẹp như rạn Bán Nguyệt, Núi San Hô, rạn san hô Đông Bắc, Khu Rừng San Hô (Coral Jungle Reef).. Có HDV dưới nước cũng như hướng dẫn kỹ năng đúng cách để lặn ngắm san hô an toàn. Đây là hành động gián tiếp giúp giảm tác động lên các rạn san hô. Tham khảo thêm các tour lặn khám phá ở những rạn san hô khỏe tại Onbird để chung tay bảo vệ san hô.
- Tham khảo các thông tin, dữ liệu về san hô Phú Quốc tại đây.
Về hoạt động dọn dẹp lưới ma trong rạn san hô
Hiểu được vai trò quan trọng của san hô với hệ sinh thái biển và trái đất, OnBird xây dựng các trải nghiệm khám phá chuyên sâu về sinh vật biển, thúc đẩy nhận thức về bảo tồn san hô tới mọi du khách, bên cạnh đó việc giải cứu san hô là không thể thiếu, các hoạt động gỡ lưới đánh cá do ngư dân vứt bỏ trên biển vẫn được diễn ra, tầm soát các rạn san hô và phát hiện các lưới ma mắc kẹt, che phủ, đang giết chết san hô, đội ngũ Huấn luyện viên OnBird sẽ lên phương án và loại bỏ dần những lưới ma này để giúp san hô được phục hồi.
IV. OnBird Phát Triển Kỹ Thuật Đá Sinh Học Hỗ Trợ Phục Hồi Rạn San Hô Phú Quốc
Là công ty chuyên đầu tiên tại Việt Nam đi sâu vào hoạt động khám phá hệ sinh thái biển, rạn san hô không phải là một công ty lặn biển thông thường, OnBird từ điều kiện thực tế đã và đang nghiên cứu, tìm hiểu, phát triển các kỹ thuật tái tạo rạn san hô hiệu quả, trong đó Onbird đã áp dụng kỹ thuật đá lỗ sinh học không sử dụng chất kết dính để cấy ghép các mảnh san hô sống bị gãy trong rạn san hô nhằm cứu hộ, phục hồi san hô.
Trước những thách thức về biến đổi khí hậu và việc khai thác du lịch thiếu trách nhiệm, tại Phú Quốc, nhằm bảo tồn các giống san hô hiện có cũng như phục vụ hoạt động du lịch bền vững OnBird đang triển khai xây dựng một rạn san hô nhân tạo kết hợp trại bảo tồn giống san hô, chi phí đầu tư cho dự án này lên tới hàng chục triệu USD trong nhiều năm.
ONBIRD- DEVELOPED BIOROCK – An Effective And Natural Solution For Coral Reef Restoration In Phu Quoc
V. Một Số Hình Ảnh Về San Hô Bị Tẩy Trắng Tại Phú Quốc 2024
V. 7 Lời Khuyên để có những chuyến lặn biển có trách nhiệm với môi trường tại đây.
7 LỜI KHUYÊN CHO MỘT CHUYẾN LẶN BIỂN CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC
Về Chiến dịch “Làm Giàu Cho Đại Dương” (Feed the Ocean)
Chiến dịch Làm Giàu Cho Đại Dương mà OnBird đang tham gia triển khai tại Phú Quốc với mong muốn đóng góp sức nhỏ để bảo tồn rạn san hô đang suy thoái tại Phú Quốc: đây là chiến dịch đưa một số sinh vật biển trở lại rạn san hô với mong muốn khôi phục đàn và bảo tồn loài, cân bằng sinh học tại rạn san hô ở Phú Quốc vốn đang chịu suy thoái nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt cá gần bờ quá mức, khai thác du lịch thiếu trách nhiệm.
Về Chuyên Trang Cung Cấp Thông tin về San Hô bằng tiếng Việt
Chuyên trang cung cấp thông tin về san hô Việt Nam nói chung và san hô tại đảo Phú Quốc nói riêng được đội ngũ sản phẩm của chúng tôi bắt tay xây dựng từ đầu năm 2023.
San Hô Việt Nam ra đời với mục đích cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích về san hô và sinh vật biển giúp nâng cao nhận thức của người Việt Nam về vai trò quan trọng của hệ sinh thái biển, san hô và mối liên hệ trực tiếp đối với cuộc sống, lợi ích kinh tế biển đối với người dân Việt Nam.
Thông tin trên trang có thể có những thiếu sót hoặc gây tranh cãi là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi tích cực tiếp thu những góp ý của bạn đọc để cải thiện chất lượng của các nội dung đã được chia sẻ. Vì vậy, độc giả đừng ngần ngại phản hồi cho chúng tôi biết nếu bạn có đóng góp thêm. Ngoài ra, hãy chia sẻ ngay với Onbird những phương pháp bảo vệ các rạn san hô khác để cùng nhau xây dựng cộng đồng du khách có trách nhiệm khi đến với vùng biển Phú Quốc này.
Tham khảo các thiết bị lặn ngắm san hô chuyên nghiệp tại đây
_________________
- Tìm hiểu thêm về các rạn san hô Phú Quốc tại đây và tham gia cùng OnBird để có một chuyến du lịch lặn biển độc đáo theo các tuyến đường riêng biệt và tránh đám đông nhé.
- Xem thêm các chỉ dẫn khi du lịch Phú Quốc theo những hành trình tránh đám đông và trải nghiệm chân thật nhất tại đây.✨
Hiểu hơn về các dự án phục hồi san hô trá hình
Hiện tại các dự án khôi phục san hô được quảng bá rầm rộ ở rất nhiều nơi tại Việt Nam như Cô Tô Quảng Ninh, Nha Trang, Phú Quốc, chúng tôi có thể chia sẻ thêm việc nhận biết các dự án mang tính quảng cáo hơn là thực tiễn tới du khách để nâng cao nhận thực và khả năng giám sát môi trường cá nhân như sau:
- Dự án trồng san hô trên ống nước: San hô cần được nuôi cấy vào các vật thể cứng có tính vĩnh cửu như đá, san hô chết
- Các giống san hô chủ yếu là San hô gạc nai, sừng hưu (staghorn coral): đây là loài san hô có tốc độ phát triển mạnh nhất nên tạo ra được mặt kết quả trên báo cáo nhưng chúng rất mỏng manh có thể chết cả một dải, ngoài ra chúng không thân thiện với các loài san hô khác trong rạn vì độ phát triển nhanh sẽ che phủ các giống san hô khác phát triển. Một vườn ươm san hô sẽ gồm nhiều loài khác nhau, cắt theo các mẫu nhỏ, khi chúng lớn hơn sẽ cấy vào rạn tự nhiên
Các dự án san hô trá hình đem lại nhận thức sai lệch cho du khách và người dân, nhằm các mục đích khác